Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

THÔNG BÁO CỦA TGM. KON TUM VỀ NGÀY LỄ MỪNG ĐỨC MẸ MĂNG ĐEN 2014



Đức Mẹ Sầu Bi tại Măng Đen, Kon Tum


Để ngày lễ mừng Đức Mẹ Măng Đen năm nay được sốt sắng và giúp cho Ban Tổ Chức được nhẹ nhàng, Đức Giám Mục Giáo Phận muốn Văn Phòng Tòa Giám Mục chuyển đạt một số xin chỉ đạo sau đây.
1 – Chủ đề :
Đến bên Mẹ cầu xin cho anh chị em đang bị bách hại nhiều nơi trên thế giới như ở Bắc Irak, ở một số nước Hồi Giáo Châu Phi, ở Bắc Hàn…
2 – Thời gian :
Từ 16g00 thứ hai, ngày 15.09.2014 đến 18g00 thứ ba, ngày 16.09.2014.
3 – Địa điểm :
Khu vực Tượng Đức Mẹ Măng Đen, huyện Kon Plông, Tỉnh Kontum.
4- Chương trình :
09g00 sáng Thứ Ba, ngày 16.09.2014 : Thánh lễ đại trào.
    Các chi tiết khác sẽ được thông báo sau.
  • Đức Giám Mục xin lưu ý :
              Xin quý cha, quý tu sĩ cùng quý chức quan tâm chuẩn bị trước tại các xứ họ.
5.1. Tinh thần và ý nghĩa cuộc hành hương. Chủ yếu đến cảm tạ tôn vinh Thiên Chúa qua Mẹ Maria và nhất là để lắng nghe Lời Mẹ dạy và cầu nguyện cho anh chị em nhiều nơi trên thế giới không được tự do sống niềm tin của mình.
        Các xứ họ nên tổ chức các giờ tĩnh tâm, học hỏi về Đức Mẹ và chuẩn bị lãnh nhận bí tích hòa giải trước tại các xứ họ.
5.2. Ngoài ra cần lưu ý anh chị em hành hương mấy việc sau đây :
* Về trật tự : Tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn và qui định của ban tổ chức.
              – Trên đường đi,
             – Tại khu vực hành hương.
             – TUYỆT TỐI : không chiếm các lối đi trong khu vực.
             – Tuân thủ chỉ dẫn của Ban tổ chức.
           –  Để ý có các tổ cứu hộ và sửa chữa xe bị kẹt trên các ngả tiến vào khu vực hành hương như trên đèo Măng Đen. Năm trước Ban tổ chức đã làm tốt khâu này.
* Về môi trường :
          – Tự nguyện mỗi người là một thành viên của đội giữ vệ sinh môi trường.
      Không vứt rác, nhưng đừng ngại nhặt rác bỏ vào giỏ đặt tại các gốc cây.
* Về y tế :
         – Chăm lo các trường hợp có bệnh nhân. Cần có chỗ thoáng và rộng đón tiếp anh chị em có nhu cầu.
* Về phụng vụ
        – Rước lễ tại chỗ. 
* Về âm thanh :
        – Cần hệ thống âm thanh riêng cho khu vực : Ban điều hành & tốp thánh ca;
  nơi cử hành thánh lễ,; và nơi giải tội.
* Về thánh ca : Chủ yếu hát cộng đồng. Tại các xứ họ tập trước các bài hát quen
        thuộc về Mẹ Maria.
* Về nơi ban bí tích hòa giải :
      – Xin quý cha hy sinh có mặt sớm và liên tục đón tiếp các hối nhân. Nhất là ban đêm.
      – Ban tổ chức thực hiện ít ra 4 nơi có các tòa giải tội.
      – Âm thanh tại các nơi này : rất nhẹ nhàng giúp bầu khí hòa giải thật tốt.
* Anh chị em nghèo khổ :
      – Đây là một vấn đề nan giải. Xin ban tổ chức quan tâm để ý đến các anh chị em “nằm la liệt giữa các đống bùn để ăn xin”. Rút kinh nghiệm năm ngoái!

      Tất cả để cùng Mẹ Măng Đen tôn vinh Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót mọi người.

Kontum ngày 28.08.2014
Lm Lu-Y Nguyễn Quang Hoa
Văn Phòng Tòa Giám Mục Kontum
http://gpkontum.wordpress.com/2014/08/31/ngay-le-mung-duc-me-mang-den-2014/
---------------------------------------------------------------------------------
15-16-9-2014: NGÀY HÀNH HƯƠNG TOÀN GIÁO PHẬN KON TUM HƯỚNG VỀ MẸ SẦU BI, MĂNG ĐEN, KOM TUM

Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014

Ngày thứ hai chuyến tông du Hàn Quốc của Đức Thánh Cha Phanxicô


“Hãy trở nên
những thừa sai loan báo Tin Mừng”
WHĐ (16.08.2014) – Ngày thứ hai của chuyến tông du Hàn Quốc của Đức Thánh Cha Phanxicô được đánh dấu bởi hai sự kiện lớn: Thánh lễ trọng thể kính Đức Mẹ Lên Trời được cử hành vào buổi sáng tại Sân vận động “Cúp Bóng đá Thế giới” ở Daejeon, và cuộc gặp gỡ giới trẻ Á châu tại Đền Solmoe vào buổi chiều.
Những mô hình kinh tế phi nhân
Khoảng 50.000 người tụ hội tại sân vận động đã nồng nhiệt chào đón Đức Thánh Cha tiến vào sân vận động trên một chiếc xe dành riêng cho Giáo hoàng, được báo chí giới thiệu là “made in Korea”. Bầu khí đã được hâm nóng trước đó bởi giọng ca của các ca sĩ nổi tiếng nhất Hàn Quốc.
Đây là thánh lễ đầu tiên Đức Thánh Cha cử hành cùng với cộng đoàn tại Hàn Quốc trong chuyến tông du này. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha kêu gọi “các Kitô hữu của dân tộc này” hãy là “một sức mạnh quảng đại của sự canh tân tinh thần ở mọi môi trường của xã hội”. Đức Thánh Cha cũng nhắc lại lời cảnh báo ngài đã đưa ra hôm trước đó khi gặp gỡ các giám mục Hàn Quốc về mối nguy cơ có thể bị chết chìm trong một xã hội thế tục hóa và duy vật, và ngài kêu gọi các tín đồ phải cương quyết chống lại “sự lôi cuốn của chủ nghĩa duy vật đang bóp nghẹt các giá trị tinh thần và văn hóa, cũng như chống lại óc cạnh tranh không gì kềm hãm được đang làm nảy sinh sự ích kỷ và các mâu thuẫn”.
Trở về với chủ đề ngài tha thiết, Đức Thánh Cha bày tỏ lòng mong ước được thấy người Hàn Quốc “tránh xa các mô hình kinh tế phi nhân vốn đang tạo ra những hình thức mới của sự nghèo khổ và đang đẩy người lao động ra ngoài lề xã hội, tránh xa nền văn hóa sự chết đang hạ giá hình ảnh của Thiên Chúa, Chúa của sự sống, và vi phạm phẩm giá của từng con người, nam, nữ và trẻ em”.
Nỗi cô đơn của các xã hội hiện đại
Trong một đất nước đi đầu trong phong trào toàn cầu hóa với những sản phẩm được gần như mọi người tại Tây cũng như Đông phương biết đến, Đức Thánh Cha không ngần ngại lên án một hệ thống tư bản vốn là thủ phạm của những sự thái quá. Ngài cũng mạnh mẽ lên tiếng bảo vệ giá trị của sự sống. Và để đáp lại lời kêu gọi này của Đức Thánh Cha, “mỗi người phải trở lại lần nữa với lời của Chúa, với mối quan tâm đối với người nghèo, những người đang ở trong cảnh thiếu thốn và dễ bị tổn thương giữa chúng ta”.
Đức Thánh Cha đã nói đến ý nghĩa của sự tự do đích thực Thiên Chúa đã ban cho chúng ta, “sự tự do nằm trong việc chúng ta tiếp đón với lòng yêu thương ý định của Cha. Từ Đức Mẹ Maria, đầy ơn phúc, chúng ta học được rằng sự tự do Kitô giáo không chỉ đơn thuần là sự giải phóng khỏi tội lỗi. Đó là sự tự do mở ra cho một cách thức mới nhìn các thực tại trần thế, sự tự do yêu mến Thiên Chúa cũng như anh chị em của mình với một con tim trong sáng, và sống với niềm hy vọng trong vui mừng trước việc Nước Đức Kitô đang đến”.
Hy vọng quả không thể thiếu trong xã hội phát triển của chúng ta. “Nó đi ngược lại với sự tuyệt vọng xem ra ngày càng tăng, như một căn bệnh ung thư trong xã hội với cái vẻ bề ngoài xem ra chẳng thiếu thứ gì, nhưng nhiều khi bên trong đang phải trải qua buồn phiền và trống trải”. Và Đức Thánh Cha đặc biệt nghĩ đến các người trẻ, nhất là trong một đất nước nơi trẻ em và thiếu niên đang phải chịu sức ép nặng nề của xã hội. Có biết bao người trẻ của chúng ta phải trả giá cho sự tuyệt vọng này, chớ gì những người trẻ này không bị mất đi niềm hy vọng.
Solmoe, trái tim sống động của Công giáo Hàn Quốc
Điểm nhấn của buổi chiều ngày thứ hai của chuyến tông du này là cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô với giới trẻ công giáo châu Á tại Solmoe.
Địa điểm được chọn làm nơi gặp gỡ mang tính biểu tượng bởi vì chính đây là cửa ngõ đạo Công giáo đi vào xã hội Hàn Quốc. Theo tiếng Hàn Quốc, Solmoe có nghĩa là “quả đồi nhỏ với rừng thông”. Chính tại nơi đây Thánh Anrê Kim Taegon, linh mục đầu tiên người Nam Hàn Quốc, đã ra đời vào năm 1820 và đây cũng là nơi gia đình ngài sinh sống. Anrê Kim Taegon đã được chịu phép rửa tội vào năm 1836, lúc 16 tuổi, do tay linh mục người Pháp Pierre Philibert Maubant. Ngài đã thực hiện một cuộc đi bộ kéo dài sáu tháng tới Macao bên Trung Quốc để học đạo Công giáo, và khi về lại nước năm 1846, ngài đã dấn thân trong hoạt động truyền giáo.
Sự nhiệt thành truyền giáo của những người Công giáo tiên khởi Hàn Quốc đã bị nhà nước ra sức dập tắt. Anrê Kim Taegon bị giải tới Seoul và bị tống giam, trước khi bị treo cổ ngày 16/9/1846. Lúc ấy, ngài mới vừa 25 tuổi và mới được phong chức linh mục 13 tháng trước đó. Trước khi mất, cha Anrê Kim đã để lại một di chúc trong đó ngài ghi: “Tôi chết vì Chúa, nhưng đó lại là khởi đầu của một cuộc sống đời đời”. Máu của ngài và của các vị tử đạo của Giáo hội Hàn Quốc đã đổ ra là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử của đạo Công giáo tại nước này.
Những người trẻ châu Á đặt câu hỏi với Đức Thánh Cha
Cuộc gặp gỡ giữa Đức giáo hoàng Phanxicô với những người tham dự Ngày Giới Trẻ châu Á đã bắt đầu với chứng từ của ba người trẻ, đại diện cho các thực tại khác nhau của châu Á: một thiếu nữ người Hàn Quốc, một người Hoa sinh sống tại Hồng Kông và một thiếu nữ người Campuchia.
Thiếu nữ người Campuchia chia sẻ tâm tình bị giằng xé giữa ơn gọi làm tu sĩ và nhu cầu tiếp tục việc học để giúp gia đình và những người nghèo khổ nhất.
Chứng từ thứ hai là của Giovanni, một người Hoa, 24 tuổi, sống tại Hongkong, nói đến tình cảnh của Giáo hội tại lục địa Trung Hoa luôn bị kiểm soát một cách gắt gao nhưng vẫn trung thành với đức tin Công giáo. Đồng thời, Gioavanni cũng bày tỏ ý muốn của đông đảo người trẻ tại Hongkong được tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế giới tại thành phố của họ.
Marina Park Giseon, người Hàn Quốc, cũng đưa ra những câu hỏi tế nhị về tình cảnh đất nước Hàn Quốc bị chia hai: “Nếu chúng con đã phải sống 60 năm trong hận thù lẫn nhau với miền Bắc, con nghĩ rằng lỗi không chỉ ở một phía”. Cô cũng nhấn mạnh đến ý tưởng cho rằng chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa duy vật của xã hội Hàn Quốc đôi khi đã dẫn đến chỗ đánh mất các giá trị. “Xem ra chủ nghĩa tư bản tại Hàn Quốc không mấy đặt trọng tâm vào sự an ninh và hạnh phúc của con người”, cô nhận định.
Đức Thánh Cha đã chăm chỉ lắng nghe, ghi chép và nồng nhiệt cám ơn chứng từ của mỗi người, và trả lời ứng khẩu bằng tiếng Ý, sau khi đọc bài diễn văn của ngài với các người trẻ bằng tiếng Anh.
Với chứng từ thứ nhất, Đức Thánh Cha khuyên nên đi theo con đường Chúa đã chọn cho cô chứ không phải chọn một trong hai con đường mình tính chọn.
Với người Hàn Quốc, Đức Thánh Cha nói: “Anh chị em nói cùng một ngôn ngữ, hãy nghĩ tới anh chị em của mình ở miền Bắc, và khi trong gia đình, người ta nói cùng một ngôn ngữ, ở đó cũng có một niềm hy vọng của con người”.
Với các người trẻ, Đức Thánh Cha nói: “Thần Khí Đức Giêsu có thể đem lại một sự sống mới cho con tim của mỗi người và có thể biến đổi từng hoàn cảnh, cho dù bề ngoài xem ra tuyệt vọng nhất”.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha kêu gọi các người trẻ tập họp tại Solmoe hãy là những thừa sai loan báo Tin Mừng, “Tin Mừng về niềm hy vọng, tại trường học, nơi làm việc, trong gia đình, tại đại học và trong các cộng đoàn”.
(Lược thuật theo Vatican Radio, 15/8/2014)
Mai Tâm
Nguồn: 
 WHĐ

ĐTC Phanxicô bất ngờ ghé thăm cộng đoàn Dòng Tên Hàn Quốc tại Đại học Sogang, Hàn Quốc


8/16/2014 12:40:39 PMAnh em Dòng Tên Hàn Quốc đã vô cùng vui sướng khi được Đức Giáo hoàng Phanxicô, người anh em cùng Dòng bất ngờ viếng thăm vào tối ngày 15.08.2014.
Đức Giáo hoàng đã đến thăm cộng đoàn Dòng Tên nằm trong khuôn viên Đại học Dòng Tên Sogang vào khoảng 8 giờ 5. Đại diện anh em trong Tỉnh Dòng, cha Sin Won-sik, Giám tỉnh; cha Cho In-young, Phụ tá Giám tỉnh và cha Yom Young-sop, quyền Bề trên cộng đoàn đã chào đón Đức Thánh Cha.

Mục đích của chuyến thăm này là để Đức Giáo hoàng, cũng là 1 tu sĩ Dòng Tên có dịp được “gặp gỡ và cùng thư giãn” trong giờ giải trí cộng đoàn của các anh em cùng Dòng với ngài. Trước khi chia tay, Đức Giáo hoàng đã nhắn nhủ rằng: “anh em hãy là những tu sĩ Dòng Tên mang niềm an ủi đến cho dân chúng. Và xin cầu nguyện cho tôi.” Khoảng 9 giờ, ngài rời khỏi cộng đoàn và nghỉ đêm ở Tòa Khâm sứ.

PopeFrancis-15Aug2014-1.jpg

PopeFrancis-15Aug2014-2.jpg

PopeFrancis-15Aug2014-3.jpg


(Chỉnh Trần, S.J., dongten.net 16.08.2014)
http://conggiao.info/news/810/24296/dtc-phanxico-bat-ngo-ghe-tham-cong-doan-dong-ten-han-quoc-tai-dai-hoc-sogang.aspx

Một lễ sinh Hàn Quốc: Được gặp Đức Thánh Cha Phanxicô là một vinh dự 8/16/2014 9:33:03 AM


Một cậu giúp lễ và em gái của mình, những bé được tặng hoa cho Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi lễ nghênh đón khi ngài tới Hàn Quốc diễn tả rằng không thể kiềm chế được sự phấn khích của mình.

ChoiWoo-jin.jpg   
Ảnh: Alan Holdren/CNA.  
“Thật là vinh dự. Cháu nghĩ đây là lần cuối cùng và chắc đây cũng là lần đầu tiên được gặp Đức Thánh Cha. Nên cháu cảm thấy vô cùng hạnh phúc.” Choi Woo-jin đã bày tỏ cảm xúc của mình.

Choi, học sinh lớp 6, đã được chọn cùng với em gái của mình, Choi Seung-won, đang học lớp 2, dâng một bó hoa và lá thư viết tay lên Đức Thánh Cha Phanxicô vào lúc 10:30 sáng khi ngài đến Seoul, Hàn Quốc, ngày 14 tháng 8.

Khi hai anh em dâng tặng bó hoa cho Đức Thánh Cha, Choi giải thích rằng Đức Thánh Cha Phanxicô “nói với cháu ‘cảm ơn các con’ và ngài rất thân mật. Ngài còn nói ‘Cha yêu các con lắm.’”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô được Chính Phủ & nhân dân Hàn Quốc nồng nhiệt nghênh đón ngay tại cầu thang máy bay. Hai em nhỏ rất hạnh phúc được chọn để dâng hoa lên ĐTC. Phanxicô. Em Choi Woo-Jin, học sinh lớp 6, là một lễ sinh cùng với em gái cháu, học sinh lớp 2, được diễm phúc dâng đóa hoa tươi thắm lên ĐTC.

Choi, một cậu bé giúp lễ tại giáo xứ nhà của mình và ở trường là trưởng lớp, cậu giải thích rằng do đó được lựa chọn để tặng hoa cho Đức Thánh Cha.

Cậu bé nói rằng “rất ngạc nhiên” khi biết mình được chọn, và “cả đêm không tài nào ngủ được, thao thức suốt đêm qua.”

Chia sẻ tình cảm của mình, em gái Seung-won của Choi cũng kể rằng bé “rất hồi hộp” khi dâng bó hoa lên Đức Thánh Cha. “Cháu muốn nói rằng cháu kính yêu ngài, nhưng mẹ cháu bảo cháu phải nói “welcome Papa,” thế nên cháu nói với ngài là “welcome.”

Trong buổi lễ nghênh đón chuyến tông du của ngài tới Hàn Quốc, Đức Thánh Cha Phanxicô đã được sứ thần Tòa Thánh tại Hàn Quốc, Đức Ông Osvaldo Padilla; lãnh đạo nghi lễ của dinh tổng thống Hàn Quốc; và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hae đón tiếp. 

Cha Federico Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh, trong cuộc họp báo ngày 14 tháng 8, đã cho biết, sự hiện diện của Tổng thống Park là “một dấu hiệu tình cảm đặc biệt,” vì thường khi những nguyên thủ quốc gia không đón tiếp một vị giáo hoàng tại sân bay, mà là bên trong dinh tổng thống của mình.

Sau cuộc đàm đạo ngắn ngủi với tổng thống, Đức Thánh Cha đã nhận bó hoa và lá thư viết tay của Choi Woo-jin và em gái của mình trước khi chào hỏi những thành phần còn lại thuộc các nhóm chào đón, trong đó gồm gia đình các nạn nhân của sự cố phà Seuol trước đó vào mùa xuân.

Những người được đại diện Giáo Hội Hàn Quốc sắp xếp thành những nhóm gồm 2 người đào tỵ Bắc Triều Tiên, 2 công nhân nhập cư, 2 công nhân Công giáo trẻ, một người khuyết tật và trợ lý của họ, 2 nhà truyền giáo nước ngoài, 2 tu sĩ nam và nữ, 2 công dân cao niên, 2 người dự tòng, và 2 gia đình đau khổ của các nạn nhân của tội phạm.

Cũng còn có sự hiện diện của những hậu duệ hai trong số 124 vị tử đạo Hàn Quốc, các vị mà Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ phong chân phước trong Thánh Lễ ngày 16 tháng 8 tại Đền Các Thánh Tử đạo Seo So-mon của Seoul.

 Jos. Tú Nạc, NMS
http://conggiao.info/news/810/24291/mot-le-sinh-han-quoc-duoc-gap-duc-thanh-cha-phanxico-la-mot-vinh-du.aspx


Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Đất nước Hàn Quốc nồng nhiệt chào đón ĐGH Phanxicô


8/14/2014 10:18:05 PMVào lúc 10 sáng nay (giờ địa phương), ĐGH Phanxicô đã chính thức đặt chân đến đất nước Hàn Quốc trong sự chào đón nồng nhiệt và tưng bừng của chính quyền và người dân xứ sở Kim Chi.
PopeFrancis-14Aug2014-11.jpg

Đón tiếp ĐGH tại sân bay quân sự phía nam Seoul có bà Park Geun-hye, Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc, các viên chức chính phủ, Hội đồng Giám mục Hàn Quốc và đông đảo người dân Hàn Quốc.

Vị cha chung của Giáo hội hoàn vũ đã bắt tay 4 thân nhân của vụ chìm phà từng làm thiệt mạng hơn 300 người và 2 hậu duệ của các vị tử đạo Hàn Quốc, những người đã thà chết chứ không chối bỏ đức tin. Một số người Công giáo cao tuổi không cầm được nước mắt, cúi đầu thật sâu để chào Đức Giáo Hoàng. Một bé trai và một bé gái mặc quốc phục Hàn Quốc dâng hoa lên Đức Thánh cha Phanxicô.

Các hồng y và giám mục trong phái đoàn của Vatican đều mặc phẩm phục màu trắng như một cử chỉ biểu lộ sự tôn trọng văn hóa Hàn Quốc vốn xem màu trắng là biểu tượng của lòng yêu nước và màu đen là biểu tượng của chết chóc.

Mời quý vị và các bạn xem hình ảnh ĐGH đặt chân đến Hàn Quốc

PopeFrancis-14Aug2014-02.jpg

PopeFrancis-14Aug2014-16.jpg

PopeFrancis-14Aug2014-18.jpg

PopeFrancis-14Aug2014-17.jpg

PopeFrancis-14Aug2014-12.jpg

PopeFrancis-14Aug2014-13.jpg

PopeFrancis-14Aug2014-14.jpg

PopeFrancis-14Aug2014-01.jpg

PopeFrancis-14Aug2014-04.jpg

PopeFrancis-14Aug2014-05.jpg

PopeFrancis-14Aug2014-06.jpg

PopeFrancis-14Aug2014-07.jpg

PopeFrancis-14Aug2014-08.jpg

PopeFrancis-14Aug2014-15.jpg

PopeFrancis-14Aug2014-09.jpg

PopeFrancis-14Aug2014-10.jpg

PopeFrancis-14Aug2014-03.jpg


(Chỉnh Trần, S.J., dongten.net 14.08.2014)

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Sứ điệp Video của Đức Thánh Cha gửi nhân dân Hàn Quốc


8/12/2014 11:24:10 AMVATICAN. ĐTC Phanxicô mời gọi các tín hữu Hàn Quốc đón nhận ánh sáng của Chúa Kitô và biểu lộ trong đời sống thường nhật.


Ngài đưa ra lời mời gọi trên đây trong sứ điệp Video gửi nhân dân Hàn quốc được đài truyền hình KBS và nhiều cơ quan truyền thông khác ở Hàn Quốc phổ biến. ĐTC nói:

”Anh chị em thân mến!

”Trong vài ngày nữa, với ơn Chúa giúp, tôi sẽ ở giữa anh chị em ở Hàn Quốc. Ngay từ bây giờ tôi cảm ơn anh chị em vì sự tiếp đón và mời gọi anh chị em cùng cầu nguyện với tôi, để cuộc tông du này mang lại những thành quả tốt đẹp cho Giáo Hội và xã hội Hàn Quốc.

”Hãy trỗi dậy và chiếu sáng!” (Is 60,1): với những lời mà vị Ngôn Sứ nói với thành Jerusalem, tôi cũng ngỏ lời với anh chị em. Chính Chúa mời gọi anh chị em đón nhận ánh sáng của Chúa, đón nhận trong tâm hồn và phản chiếu ánh sáng ấy trong một cuộc sống đầy niềm tin, cậy, mến, đầy niềm vui Phúc Âm”.

”Như anh chị em biết, tôi đến nhân dịp Ngày Giới Trẻ Á châu lần thứ 6. Tôi sẽ đặc biệt mang đến cho các bạn trẻ lời kêu gọi của Chúa: ”Hỡi giới trẻ Á châu, hãy trỗi dậy! Vinh quang của các vị tử đạo chiếu sáng trên các bạn”. Ánh sáng của Chúa Kitô phục sinh chiếu tỏa như qua một gương soi trong chứng tá của Phaolô Duẫn Trì Trung (Yun Ji-chung) và 123 bạn chịu chết vì đức tin, mà tôi sẽ tôn phong chân phước ngày 16-8 tới đây tại Hán Thành.

”Các bạn trẻ là những ngừơi mang hy vọng và nghị lực cho tương lai; nhưng họ cũng là những nạn nhân của cuộc khủng hoảng luân lý và tinh thần thời nay. Vì thế tôi muốn loan bao cho họ và tất cả mọi người danh duy nhất trong đó chúng ta có thể được cứu thoát: danh Chúa Giêsu.

”Anh chị em Hàn quốc thân mến, niềm tin nơi Chúa Kitô đã ăn rễ sâu nơi đất anh chị em và mang lại hoa trái dồi dào. Những người cao niên là những người giữ gìn gia sản ấy: nếu không có họ thì người trẻ sẽ không có ký ức. Cuộc gặp gỡ giữa người cao niên và người trẻ là bảo đảm hành trình của dân tộc. Và Giáo Hội là đại gia đình trong đó tất cả chúng ta là anh chị em với nhau trong Chúa Kitô. Nhân danh Chúa, tôi đến nơi anh chị em, trong niềm vui được chia sẻ với anh chị em Tin Mừng tình thương và hy vọng.

Xin Chúa chúc lành cho anh chị em và xin Đức Mẹ bảo vệ anh chị em” (SD 11-8-2014)

PopeFrancis-Korea.jpg


(G. Trần Đức Anh OP, RadioVaticana 11.08.2014)

Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014

Trung Quốc áp đặt thần học Kitô giáo riêng


8/9/2014 10:17:24 AMChính quyền nói thần học mới phải ‘hội nhập văn hóa Trung Quốc’
China-map-Christianity.jpg  
Trung Quốc sẽ xây dựng một “thần học Kitô giáo Trung Quốc” phù hợp với đất nước, các phương tiện truyền thông nhà nước đưa tin hôm thứ Năm, trong khi số tín hữu và tình hình căng thẳng với chính quyền đang gia tăng.

Trung Quốc có từ 23-40 triệu tín đồ Tin lành, chiếm từ 1,7-2,9% tổng số dân, tờ Nhật báo Trung Quốc của nhà nước trích dẫn số liệu được cung cấp tại một hội nghị ở Thượng Hải.

Khoảng 500.000 người theo Tin lành mỗi năm, tờ báo cho biết thêm.

“Trong các thập niên qua, các Giáo hội Tin lành tại Trung Quốc phát triển rất nhanh nhờ thực hiện chính sách tôn giáo của đất nước”, tờ báo trích lời Wang Zuoan, trưởng Ban Tôn giáo nhà nước nói.

“Việc xây dựng thần học Kitô giáo Trung Quốc cần phù hợp với điều kiện quốc gia của Trung Quốc và hội nhập văn hóa Trung Quốc”.

Đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc theo thuyết vô thần và kiểm soát chặt tôn giáo vì sợ tôn giáo sẽ thách thức vai trò nắm giữ quyền lực của họ. Họ yêu cầu tín hữu thờ tự ở những nơi được nhà nước chấp thuận và nằm dưới sự giám sát của chính quyền.

Ngoài các Giáo hội được chính thức công nhận, Trung Quốc còn có các Giáo hội “bí mật” hay “tại gia”, vốn là những Giáo hội không muốn bị chính quyền kiểm soát và thỉnh thoảng bị vây bắt và đóng cửa nhà thờ.

Hồi tháng Tư, chính quyền thành phố Ôn Châu thuộc miền đông Trung Quốc, được gọi là Giêrusalem của Trung Quốc có hơn một triệu Kitô hữu, đã phá hủy một nhà thờ được chính quyền gọi là cấu trúc bất hợp pháp.

Mặc dù đã được đăng ký, ngôi nhà thờ này rộng hơn diện tích được chấp thuận ban đầu nhiều, theo các phương tiện truyền thông nhà nước.

“Trong nhiều năm qua, đạo Tin lành ở Trung Quốc là một trong các tôn giáo thế giới phát triển nhanh nhất”, tờ Nhật báo Trung Quốc trích lời Gao Feng, chủ tịch Hội đồng Kitô hữu Trung Quốc.

Tờ báo không đề cập đến số người Công giáo ở Trung Quốc. Người Công giáo ở Trung Quốc cũng chỉ được thờ tự trong các nhà thờ được nhà nước công nhận vốn bác bỏ thẩm quyền của Vatican, mặc dù ở đó vẫn có một cộng đoàn Giáo hội “bí mật” trung thành với Tòa Thánh.

Các chuyên gia ước tính có tới 12 triệu người Công giáo tại Trung Quốc, được chia gần như đồng đều giữa hai Giáo hội công khai và bí mật.

Tính đến cuối năm 2013, Trung Quốc xuất bản 65 triệu bản sao Kinh Thánh, trong đó có các ấn bản tiếng dân tộc thiểu số, theo tờ báo đưa tin.


(UCAN 08.08.2014)

http://conggiao.info/news/2271/24173/trung-quoc-ap-dat-than-hoc-kito-giao-rieng.aspx

Chuyến thăm Hàn Quốc của ĐGH Phanxicô tập trung vào 3 điểm: Thanh niên, tử đạo và hòa bình


8/9/2014 10:24:23 AMĐức Thánh Cha Phanxicô sẽ đáp máy bay tới Nam Hàn vào thứ Tư, 13 tháng 8. Sau 11 giờ bay, ngài sẽ đến vào ngày 14.
south_korea_pope_francis.jpg  
Theo kế hoạch, ngài sẽ gặp tổng thống và chính quyền địa phương ở Hán Thành. Ở đó, ngài sẽ có bài phát biểu đầu tiên của mình bằng tiếng Anh.

Thứ Sáu ngày 15, ngài sẽ cử hành Thánh Lễ tại sân vận động World Cup Đại Điền. Sau đó ngài sẽ phát biểu trước hàng ngàn thanh niên trong Đền Solmoe.

Cha Fr. Federico Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh Vatican, cho biết:

“Một nhóm đông đảo được dự kiến ​​sẽ tham dự Ngày Giới Trẻ Á châu. Vì vậy, có khoảng 6.000 thanh thiếu niên. Không giống như Ngày Giới trẻ Thế giới, nơi bạn có hơn 2 triệu người tham dự, nhưng nó vẫn mang ý nghĩa và tầm quan trọng.”

Logo Đại Hội Giới Trẻ Công Giáo Á Châu 2014

Ngày 16, Đức Thánh Cha sẽ đến thăm một trung tâm giúp người tàn tật. Để nhấn mạnh rằng mọi cuộc sống đều có giá trị, ngài có ý định gặp một người khuyết tật, người đã hướng về phía trước, mặc dù với tàn tật của mình. Cha Lombardi cho biết tiếp:

“Ông là một nhà truyền giáo, người mà ‘thực sự rất nổi tiếng tại Hàn Quốc. Ông khiếm khuyết tay hoặc chân, vì vậy ông có khuyết tật nặng. Tuy nhiên, ông là một tông đồ và ông khuyến khích những người khác cho dù mình bị khuyết tật.”

Vào ngày thứ Bảy, 16, Đức Thánh Cha phong chân phước cho 124 vị tử đạo sẽ Hàn Quốc. Đức Gioan Phaolô II phong thánh 103 vị tử đạo thực sự trong triều đại giáo hoàng của mình, nhưng họ là những vị tử đạo thuộc thế hệ thứ hai và thứ ba. Khoảng thời gian này, nó sẽ khác nhau.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô

Vào ngày Chủ Nhật 17 tháng 8, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh Lễ với các bạn trẻ trước khi đến Seoul. Ngày hôm sau, vào ngày 18, ngài sẽ cử hành Thánh Lễ nữa để cầu nguyện cho hòa bình và hòa giải giữa Bắc và Nam Triều Tiên, chỉ vài giờ trước khi trở về Roma.

Giống như hầu hết các nước Á châu, người Công giáo ở Hàn quốc chiếm thiểu số. Nhưng có sự gia tăng ổn định trong thập kỷ qua. Họ chiếm khoảng 10 phần trăm dân số và mỗi năm có khoảng 100.000 người được rửa tội.


Jos. Tú Nạc, NMS

http://conggiao.info/news/810/24174/chuyen-tham-han-quoc-cua-dgh-phanxico-tap-trung-vao-3-diem-thanh-nien-tu-dao-va-hoa-binh.aspx

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Thông điệp của ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh tại hải ngoại: Hãy khuyến khích con cháu chúng ta nói tiếng Việt trong gia đình

Ban mục vụ Truyền thông Giáo phận Kontum xin giới thiệu :
Dưới đây là bài báo và hình ảnh về ĐGM Kontum tại Cộng đoàn Công giáo Mân Côi Chicago.
.
XIN KÍNH MỜI
.
Thông điệp của ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh tại hải ngoại:
Hãy khuyến khích con cháu chúng ta nói tiếng Việt trong gia đình
 image001
CHICAGO (31/07/2014) – Theo chương trình mục vụ tại Chicago vào cuối tháng 7 năm 2014, ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh đã đến chủ tế Thánh lễ mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam vào ngày thứ Bảy tuần qua và thánh lễ mừng kính Đức Mẹ La Vang vào chiều Chúa Nhật tại Cộng đoàn Công giáo Mân Côi Chicago. 
Sau Thánh lễ, Đức cha Micae đã được cộng đoàn mời chủ toạ nghi thức khai mạc chương trình văn nghệ Việt Nam với sự tham dự của hai nghệ sĩ tên tuổi hải ngoại là danh ca Như Quỳnh và Đan Nguyên cùng nhiều ca sĩ địa phương. Trong diễn từ khai mạc, ĐGM Micae đã gởi một thông điệp quan trọng đến các gia đình Việt Nam ở hải ngoại: “Hãy khuyến khích con cháu chúng ta nói tiếng Việt trong gia đình, bởi vì còn tiếng Việt, còn cộng đồng Việt; mất tiếng Việt, mất cộng đồng Việt.” 
Gần 3.000 người Việt lương giáo (gần 1.000 người vào tối thứ Bảy và trên 2.000 người vào tối Chúa Nhật) đã trân trọng lắng nghe thông điệp của Đức cha. Bà con đồng hương đã từ nhiều tiểu bang gần thành phố Chicago đến tham dự (như TB Indiana, Michigan, Wisconsin, Minnesota, Iowa, Missouri, Kentucky và Ohio).
image003
image004
ĐGM. Micae Hoàng Đức Oanh chủ sự Thánh lễ tại Cộng đoàn Công giáo Mân Côi Chicago.

image005
image006
image007
image008
image009

Tiếng Việt là thành trì của văn hoá Việt
 Cách nay trên một thế kỷ, cụ Phạm Quỳnh (1892-1945) đã nói: “Tiếng ta còn, nước ta còn.”[1] Tiếng Việt còn thì người Việt còn vì ngôn ngữ của một dân tộc là thành trì văn hoá đầu tiên và cuối cùng của dân tộc ấy. Thuở xưa khi dân Do Thái bị đánh đuổi khỏi nước mình và phải lưu lạc khắp tứ phương. Nhưng đi tới đâu và ở nơi nào, các gia đình Do Thái vẫn tiếp tục học, viết và nói tiếng Do Thái. Nhờ vậy, trải qua nhiều thế hệ, các cộng đồng Do Thái vẫn hiện diện linh hoạt ở những quốc gia mà họ đã đến tỵ nạn, định cư trước đây.
 Tiếng Việt là ngôn ngữ của yêu thương
 Ngôn ngữ phản ánh những giá trị xã hội (social values) mà một dân tộc trân quý và bảo trọng. Những giá trị cao quý của văn hoá Việt Nam (như lịch sự, kín đáo, trang trọng, yêu thương) đã được chuyển tải sống động trong ngôn ngữ Việt. Văn hoá Việt thuộc nền văn hoá bảo cổ (past-oriented culture) nên chi Việt ngữ đã được dùng để chuyển tải những giá trị văn hoá nhân bản, lấy gia đình làm nền tảng để nương tựa và thăng tiến (như thảo kính cha mẹ, có tinh thần hiếu học, kính trọng người cao tuổi, bảo tồn những truyền thống hào hùng của tổ tiên để lại).
 Tiếng Việt là ngôn ngữ của hàn gắn
 Một trong những nguyên do làm cho một số gia đình người Việt ở hải ngoại không thành công là vì vấn đề ngôn ngữ, truyền thông. Tiếng Việt là một ngôn ngữ của tình cảm nên khi cha mẹ dùng tiếng Việt để dạy dỗ con cái thì có hiệu quả nhiều hơn là dùng tiếng Anh. Vì thế, khi bố mẹ nói mà con cái không chịu nghe lời; vợ chồng hiểu lầm nhau và dễ đưa đến tức giận, ly thân, ly dị. Ngoài ra, tiếng Việt còn là một ngôn ngữ của hàn gắn. Khi nghe, “Em xin lỗi anh!” hay “Em thông cảm cho anh nghe!” thì dễ được đón nhận, tha thứ và hàn gắn hơn là được diễn tả bằng Anh ngữ.
 Tiếng Việt là ngôn ngữ của số lượng và chất lượng
 Bàn về số lượng thì 2 phải hơn 1 – biết 2 ngôn ngữ thì tốt hơn là chỉ biết có 1 ngôn ngữ mà thôi. Ở Mỹ, càng biết nhiều ngôn ngữ lại càng có nhiều cơ hội về nghề nghiệp và tiến thân. Bàn về chất lượng, một người biết được nhiều ngôn ngữ thường sống bao dung hơn, thân thiện hơn, có tinh thần hợp tác hơn. Họ sẽ thành công khi làm việc chung với những người khác trong nhóm. Một số quốc gia trên thế giới như Thuỵ Sĩ, Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển đã bắt buộc mỗi học sinh phải biết đọc, biết viết và biết nói được ít nhất là 3 ngôn ngữ. Những quốc gia mà công dân của họ nói được nhiều ngôn ngữ, cảm nhận được nhiều nền văn hóa thường sống trong hoà bình – ít khi gay gắt tranh cãi hơn thua với nhau.
 Đừng lo tiếng Anh. Hãy lo con em mình không nói được tiếng Viêt
 Mỗi ngày học trò trung, tiểu học phải có mặt ở trường ít nhất là 7 tiếng đồng hồ. Đó là thời giờ mà các em được học trong lớp Mỹ và phải nói tiếng Anh. Khi trở về nhà, các em cũng phải cần ít nhất là 2 giờ để học bài và làm bài, chưa kể một số giờ khác cho TV và iPhone. Nếu được nói tiếng Việt tại ở nhà 1 hay 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày thì thật là hữu ích cho các em về tâm lý, giáo dục và tình cảm gia đình. Một sự kiện hiển nhiên cho nhiều phụ huynh ở Hoa Kỳ từ năm sau 1975 đến nay là chỉ cần ở trong trường Mỹ một thời gian, con em chúng ta đã nói tiếng Anh giống như người bản xứ, nhất là những học sinh bắt đầu đi học từ bậc tiểu học. Vì vậy, đừng lo con em chúng ta không biết nói tiếng Anh, mà hãy lo rằng con em chúng ta không nói tiếng Viêt.
 Gần 40 năm (1975-2014) trải nghiệm
 Dù hiện thời chưa có một nghiên cứu khoa học nào về vấn đề này, nhưng qua gần 40 năm trải nghiệm tại Hoa Kỳ (1975-2014), đa số người Việt hải ngoại đã công nhận 2 đóng góp tích cực của Việt ngữ trong các gia đình người Việt ở hải ngoại[2] như sau:
 * Nếu cha mẹ và con cái nói tiếng Việt trong gia đình: con cái nên người.
 * Nếu vợ và chồng nói tiếng Việt trong gia đình: hôn nhân bền vững.

Xin cảm ơn ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh đã chuyển gởi thông điệp quý báu nầy đến cộng đồng người Việt hải ngoại.

———————

[1] Để biết thêm về Phạm Quỳnh trong việc bảo tồn và phát huy tiếng Việt, xin vào link:http://en.wikipedia.org/wiki/Phạm_Quỳnh
[2] Phát biểu của Giáo sư Nguyễn Trung Hiếu tại buổi hội thảo văn hoá Á Châu tổ chức ngày 26 tháng 2 năm 2005 tại Khách sạn Hyatt Regency O’Hare – Chicago.
[3] Hình ảnh dùng cho bài viết này được lấy từ
link: http://www.nghiasinh.org/?mode=pic_dsalbum&id_album=207

Hình ảnh:
 
Paul Trần
GPKONTUM (08/08/2014) KONTUM
http://gpkontum.wordpress.com/2014/08/08/thong-diep-cua-dgm-micae-hoang-duc-oanh-tai-hai-ngoai-hay-khuyen-khich-con-chau-chung-ta-noi-tieng-viet-trong-gia-dinh/#more-17837