Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

Thư Của Đức Giám Mục Giáo Phận Kontum Gởi Tín Hữu Trong Địa Bàn Huyện Đăk-tô, Tỉnh Kon Tum

23/3/2015
Xin chuyển tiếp đến các giáo dân Giáo phận Kon Tum để giúp am hiểu thêm về nhu cầu sống đức tin công giáo khi hiệp thông với Giáo hội và về tình hình hạn chế tự do tôn giáo do phía nhà cầm quyền Huyện Dak Tô, Tỉnh Kon Tum áp đặt lên các tổ chức tôn giáo tại địa phương trong thời gian sắp tới qua việc thi hành các quyết định nêu trong Văn thư số 44/CV-MT ngày 04-02-2015 của Huyện Dak Tô.

Chủng Viện Thừa Sai Giáo Phận Kon Tum

Để tránh những tin tức không đúng sự thật, ban mục vụ xin đăng
I – Lá thư của của Vị Cha chung của Giáo phận đề ngày 22.03.2015
II-  Công Văn số 44/CV-MT huyện Đăk Tô.
Ủy Ban Nhân Dân Huyện Đăk-Tô đưa ra KẾ HOẠCH số 3/ KH-UBND : Tuyên Truyền, vận Động, xử lý các công trình sinh hoạt tôn giáo trái pháp luật trên địa bàn huyện Đăk-Tô, đề ngày 30 tháng 01 năm 2015. Tiếp theo, Ủy Ban MTTQ Việt-Nam huyện Đăk -Tô, đưa ra Công văn số 44/CV-MT, ngày 04 tháng 02 năm 2015 để thực hiện kế hoạch số 03/KH-UBND huyện.
KẾ HOẠCH số 3/ KH-UBND  có kèm theo 22 cơ sở thờ tự được chính quyền địa phương coi là “các công trình sinh hoạt tôn giáo trái pháp luật trên địa bàn huyện Đăk-Tô”, cũng như công văn số 44/CV-MT huyện có kèm theo danh sách gồm 2 cơ sở thờ tự được coi là bất hợp pháp trong thị trấn Đăk-Tô đã làm xôn xao rất nhiều người tín hữu trong những tháng ngày qua. 
Trước tình trạng hoang mang đó, Đức Giám mục Giáo phận Kontum đã gởi lá thư hướng dẫn người tín hữu bình tĩnh, sáng suốt nhận đình và thực hành quyền TỰ DO TÔN GIÁO và  VẬN ĐỘNG CÁN BỘ HIỂU VẤN ĐỀ.
Ngài trình bày :
1- Tại sao lại có những “túp-lều-thờ-tạm” này?
2- Giải quyết sao cho hài hòa, có tình có lý ?
3 – Cụ thể, chúng ta có thể làm gì trong hoàn cảnh hiện nay?
Trong phần kết luận, Ngài nói lên lòng tin của mọi người  tín hữu như sau:
“Mỗi khi có chuyện vui buồn xảy ra trong giáo phận, bản thân chúng tôi nghĩ ngay tới sự hiện diện và quyền năng của Thiên Chúa! “Chúa là chủ lịch sử”! Mọi Kitô hữu đều có “Sứ mạng được sai đi loan báo Tin Mừng sự thật và yêu thương”! Dưới ánh sáng niềm tin này, chúng ta phải sống trọn vẹn sứ mạng của “người môn đệ thừa sai” của Chúa Giêsu. Cần biết thông cảm với các cán bộ địa phương và kiên trì giải thích để tất cả được sống hài hòa chan chứa tình dân tộc. Xin Chúa ban cho sự việc được giải quyết thỏa đáng!”
“Hiệp thông trong tâm tình cảm tạ tôn vinh Thiên Chúa
Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa tin trong những ngày sắp tới sự việc gây bất ổn cho lòng tin của người dân tộc có đạo tại giáo phận Kontum.
GPKONTUM (23/03/2015) KONTUM
XIN KÍNH MỜI
I – Lá thư của của Vị Cha chung của Giáo phận đề ngày 22.03.2015


II-  Công Văn số 44/CV-MT huyện Đăk Tô ngày 24/2/2015
https://gpkontum.wordpress.com/2015/03/23/thu-cua-duc-giam-muc-giao-phan-kontum-goi-tin-huu-trong-dia-ban-huyen-dak-to/
--------------------------------------------------------------------
Kính mời Quý vị xem qua bản 

"KẾ HOẠCH 03/KH-UBND, Đak Tô, ngày 30 tháng 01 năm 2015" của UBND. Huyện DAK TÔ (được đóng dấu MẬT) được Ban Mục Vụ Truyền Thông Giáo Phận Kon Tum tiết lộ cùng với những điểm phân tích giúp mọi người hiểu rõ hơn về Kế Hoạch này!









Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

"VIDEO ĐÊM CA MỪNG HỒNG ÂN KIM KHÁNH XUÂN LỘC"

"VIDEO ĐÊM CA MỪNG HỒNG ÂN KIM KHÁNH XUÂN LỘC" MỪNG 50 NĂM THÀNH LẬP GIÁO PHẬN XUÂN LỘC - VIỆT NAM


CẢM TẠ HỒNG ÂN THIÊN CHÚA TUÔN ĐỔ CHAN HÒA TRÊN GIÁO PHẬN XUÂN LỘC SUỐT CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ 50 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VỚI NHỮNG THÀNH QUẢ QUÝ BÁU VÀ RẠNG RỠ GHI NHẬN QUA VIDEO NÀY!
P. Mai Tự Cường, 
Giáo dân Giáo Phận Kon Tum

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ: MỘT CON NGƯỜI GIẢN DỊ VÀ ĐƠN SƠ

Một con người giản dị và đơn sơ3/13/2015 9:40:47 AMKỷ niệm hai năm Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô (phần 2):
PopeFrancis-2.jpg

Ngay từ lúc khởi sự triều đại giáo hoàng của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tỏ ra là một con người gần gũi với những lời nói, bài giảng, hành vi hết sức đơn sơ, bình dân, chứ không mang nặng tính hình thức. Sau đây là một số hình ảnh đẹp về ngài được ghi nhận lại:

1. Vào đêm 13.3.3013, ngay sau khi được chọn, ngài tiến ra ban công để chào các tín hữu đang quy tụ đông đảo tại quảng trường Thánh Phêrô. Trước khi ban phép lành cho các tín hữu, ngài đã xin họ cầu nguyện để Chúa chúc lành cho mình. Ngài nói: “Xin chào anh chị em! Tôi xin phép được ban phép lành cho anh chị em, nhưng trước hết, trước hết, tôi xin anh chị em một điều: trước khi vị giám mục ban phép lành cho dân, tôi xin anh chị em hãy cầu nguyện cùng Chúa, để Người chúc lành cho tôi: lời cầu nguyện của dân, cầu xin phép lành cho vị giám mục của mình. Chúng ta hãy thinh lặng để anh chị em cầu nguyện cho tôi.”

2. Bài giảng của ngài rất đơn sơ, khiến mọi người có thể hiểu ngay. Chẳng hạn, trong thánh lễ ngày 17.3.2013, ngài đã chia sẻ với giáo dân rằng: “Thật không dễ để tín thác cho lòng nhân từ của Chúa bởi vì đây là một vùng thẳm sâu không thể nào hiểu được. Nhưng chúng ta phải làm điều đó! ‘Nhưng thưa cha, nếu cha hiểu đời sống của con, cha sẽ không nói với con như thế đâu!’. ‘Tại sao? Con đã làm gì?’. ‘Ô, tội con lớn lắm!’. ‘Tốt hơn, con hãy đến với Giêsu: Người sẽ thích lắm khi con chia sẻ lại với Người những điều đó. Người hay quên lắm… Người sẽ tha thứ cho con. Thiên Chúa không bao giờ mệt trong việc tha thứ cả. Không bao giờ! Chỉ có chúng ta mệt mỏi khi cứ phải xin Người tha thứ thôi…”

3. ĐTC không muốn sống trong phủ Giáo Hoàng khang trang, nhưng thích sống tại Nhà Trọ Thánh Matta. Nhiều lần, ngài chia sẻ rằng ngài thích sống tại một căn nhà với nhiều khách khứa hơn là một chốn cô tịch và yên lặng.

4. Ngài không muốn di chuyển bằng chiếc Mercedes mà các vị tiền nhiệm của ngài đã dùng. Thay vào đó, ngài dùng chiếc xe mà người dân bình thường sử dụng (Volkswagen Passat), còn khi đến vùng ven Roma, ngài dùng chiếc Ford Focus.

5. Thánh Giá Chúa Chiên Lành của ngài chính là thánh giá bạc mà ngài đeo từ thời làm Tổng Giám Mục của Buenos Aires, chứ không phải bằng vàng theo như truyền thống các vị Giáo Hoàng trước đây.

6. Ngài thường đến Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả trước và sau khi thực hiện một chuyến tông du nào đó, để cầu nguyện trước ảnh Salus Populi Romani.

7. Ngài dâng thánh lễ mỗi buổi sáng tại nhà nguyện của Nhà Trọ Thánh Matta với sự tham dự của nhiều người, với bài giảng dễ hiểu, gần gũi, và ngôn ngữ bình dân thường ngày.

8. Ngài muốn gặp gỡ cá nhân với tất cả nhân viên của Tòa Thánh. Ngài cho phép họ thay phiên nhau đến dự thánh lễ sáng tại Nhà Trọ Thánh Matta, rồi sau đó gặp gỡ họ từng người một sau thánh lễ.

9. Ngài thường điện thoại và trả lời một cách cá nhân để an ủi, lắng nghe, diễn tả tâm tình của mình với những ai gửi thư đến cho ngài.

10. Ngài trả lời phỏng vấn với nhiều tờ báo, tạp chí, thu radio, truyền hình, không chỉ với giới báo chí, nhưng có khi còn với giới trẻ.

11. Ngài đã thực hiện nhiều sứ điệp bằng audio và video với những chiếc điện thoại đơn giản.

12. Tại buổi tiếp kiến chung vào thứ tư hàng tuần, ngài thường dừng lại để chào hay chúc lành cho những bệnh nhân, từng người một.

13. Trước khi bắt đầu bài giáo lý của buổi tiếp kiến chung, khi chiếc xe chở ngài đi một vòng để ngài chào các tín hữu, ngài thường ôm và hôn các em bé hay nói chuyện với những người bạn mà ngài quen biết đang đứng giữa đám đông.

14. Nhiều lúc, ngài còn uống cả thức uống mà người ta đưa cho ngài khi ngài chào thăm họ.

15. Khi kết thúc giờ Kinh truyền tin, ngài thường chúc ăn trưa ngon miệng những ai đang có mặt tại quảng trường và tất cả mọi người qua các phương tiện thông tin đại chúng.

16. Khi chuẩn bị mừng lễ Vượt Qua, ngài cùng giáo triều ra khỏi Vatican để đi tĩnh tâm.

17. Ngài quyết định dâng lễ Tiệc Ly vào Thứ Năm Tuần Thánh không phải trong một Vương Cung Thánh Đường lớn, nhưng là những nơi có phần bình dân hơn như nhà tù. Ngài còn rửa chân cho các tù nhân.

18. Trong những cuộc viếng thăm mục vụ tại các giáo xứ ở Roma, ngài thường giải tội cho một số tín hữu.

19. Ngài đã đi thăm một trại tị nạn ở Pietralata, ngoại thành Roma và cả những người du mục, trước khi đến thăm Giáo xứ Thánh Micael Tổng Lãnh Thiên Thần (8.2.2015)

20. Rất nhiều chương trình ngoài lề trong những chuyến tông du của ngài

- Tại Đất Thánh (24-26.5.2014), vào ngày 25.5, trên đường đến Bê-lem, ngài đã xin dừng lại ít phút để cầu nguyện trước bức tường ngăn cách Giêrusalem với Palestine.

- Tại Hàn Quốc (13-18.2014), vào ngày 17.8, tại nhà nguyện của Tòa Khâm Sứ ở Seoul, ngài đã ban bí tích thanh tẩy cho Lee Ho Jin, cha của một bạn trẻ tử nạn trong vụ chìm phà vào ngày 16.4.2014 (người này lấy tên thánh là Phanxicô). Ngày 15.8, ngài đến Đền Thánh Solmoe bằng tàu cao tốc chứ không phải bằng xe riêng hay máy bay. (Ngày nay, ai muốn đặt chỗ ngồi tại nơi ĐTC ngồi sẽ phải chịu chi phí mắc hơn, và số tiền dư này sẽ được dùng để làm từ thiện)

- Tại Thổ Nhĩ Kỳ (28-30.11.1024), ngày 30.11, trên đường từ Istanbul đến sân bay Ataturk để trở về Roma, ngài đã xin đến thăm bệnh viện San Salvatore, nơi có nhiều người già bị bệnh nặng.

- Tại Sri Lanka và Philippines (12-19.1.2015), vào ngày 13.1, ngài đã thăm một ngôi chùa tại Mahabodhi ở Colombo, nơi mà vị sư Banagala Upatissa cư ngụ, vị này đã đón ngài ở sân bay khi ngài đến đây. Còn tại Manila, ngày 16.2, sau thánh lễ sáng cử hành tại nhà thờ chánh tòa với các giáo chức Philippines, ngài đã bất ngờ viếng thăm một nhà tình thương dành cho trẻ em đường phố. Nhà này do một linh mục người Pháp thành lập và hiện có khoảng 300 em.

1. Ngài thường tự mang theo mình một túi nhỏ đựng những vật dụng cá nhân khi đi tông du, chứ không nhờ ai mang dùm.

2. Trong mỗi chuyến đi, ngài luôn muốn có một nhân viên của Tòa Thánh mà ngài chọn ở bên mình. Mỗi lần như thế là mỗi người khác nhau.

3. Ngài muốn dùng bữa trưa một cách bình thường tại Vatican với các nhân viên Tòa Thánh, chứ không có gì đặc biệt.

4. Ngài thường nhận chiếc mũ sọ [chiếc mủ nhỏ đội trên đỉnh đầu dành cho Giám Mục] từ các khách hành hương và đổi lại với họ cái mà ngài đang đội.

5. Ngài thường chụp ảnh “selfie” với bất cứ ai mời ngài khi có cơ hội.

6. Một vài lần, tại quảng trường thánh Phêrô, sau Kinh truyền tin, ngài thường phát sách Tin Mừng hay sách nhỏ giúp cầu nguyện.

7. Vào ngày 17.12.2013, vào ngày sinh nhật của mình, ngài đã mời 4 người vô gia cư đến ăn sáng tại Nhà Trọ Thánh Matta. Năm sau, ngài đã đồng ý cho hàng ngàn người khiêu vũ tại quảng trường Thánh Phêrô trong dịp sinh nhật của mình.

8. Ngài đã cho xây nhà vệ sinh công cộng với các dụng cụ vệ sinh để giúp đỡ những người vô gia cư tại Quảng trường Thánh Phêrô.


Pr. Lê Hoàng Nam, SJ

(dongten.net 12.03.2015/ Radio Vaticana)
-------------------------------------------
MỪNG KỶ NIỆM GIÁP 02 NĂM TRIỀU GIÁO HOÀNG PHANXICÔ 13-3-2013 & 13-3-2015

Tranh vẽ: Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Tranh vẽ: Đức Giáo Hoàng Phanxicô

Sưu tầm: P. Mai Tự Cường (MTC)

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

Thánh đường lớn nhất Thái Lan của người Việt


Hơn 300 năm trước, một nhóm người Việt đã vượt biển đến Chanthaburi và xây dựng nhà thờ tráng lệ, lớn nhất Thái Lan.

a1
Tôi không dự định đến Chanthaburi nếu như không nghe câu chuyện trên. Niềm tự hào dân tộc trỗi dậy khiến tôi có mặt nơi này vào một ngày đầu năm mới.

a2
Năm xưa một nhóm người Việt đã lánh nạn đến Thái Lan và được nhà vua Rama cho phép cư ngụ lại tại đây. Họ xây dựng ngôi thánh đường làm chỗ dựa tâm linh. Từ 130 người ban đầu, đến nay một cộng đồng người Việt lớn mạnh đến gần 10.000 người.

a3
Khi biết tin chúng tôi ghé thăm nhà thờ, họ tổ chức một buổi gặp gỡ để chia sẻ và lắng nghe những câu chuyện kể từ quê nhà, cũng như kể cho chúng tôi câu chuyện ngày đầu xa xứ lập nghiệp.

a4
Trải qua hơn 300 năm với 5-6 đời, hầu hết mọi người không biết tiếng Việt trừ một số người lớn tuổi. Khi biết chúng tôi đến từ Việt Nam, mọi người hỏi thăm rối rít. 

a5
Chị Mai cho biết mình là cháu đời thứ 6 của cụ cố người Việt sinh ra trên đất Thái. Chị nói được khá nhiều tiếng Việt và mong có dịp được về thăm quê hương.

a6
Nhà thờ tráng lệ được xây dựng cách đây hơn 150 năm với 5 lần trùng tu. Điểm nhấn độc đáo trong kiến trúc của công trình là mái trần gỗ lấy ý tưởng từ đáy của chiếc thuyền úp ngược, như muốn đời sau ghi nhớ ông cha đã vượt biển bằng thuyền đến với đất nước này.

a7
Nhà thờ dài 60 mét, rộng 20 mét, dường như mô phỏng theo kiến trúc Gothique Pháp  của nhà thờ Đức Bà Sài Gòn.

a8
Những tấm kính màu lớn hoa lệ được cho là nhập trực tiếp từ nước Pháp, trải qua hàng trăm năm vẫn giữ nguyên độ bền và màu sắc như ban đầu.

a9
Các họa tiết hoa văn đều được vẽ tỉ mỉ bởi các họa sư giỏi thời bấy giờ.

a10
Chanthaburi là trung tâm đá quý lớn nhất Thái Lan. Vì thế để bày tỏ lòng kính ngưỡng, cộng đồng giáo dân người Việt đã quyên góp, cùng nhau dựng nên bức tượng Đức mẹ Maria được đính tới 20.000 viên đá quý.

a11
Hình ảnh Đức mẹ hiền từ như lời cầu chúc bình an cho giáo dân.

a12
 
Từ ngôi thánh đường đi thẳng qua một chiếc cầu nhỏ là vào khu vực sinh sống của cộng đồng người Việt tại Chanthaburi.
-------------------------------------------------------------------------------------------- 
Sưu tầm tài liệu từ Trong Vo drvo14@sbcglobal.net
P.Mai Tự Cường (MTC)

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015

Ngôi làng VN "Versailles " tại New Orleans trên đất Mỹ


Ngôi làng VN "Versailles " tại New Orleans trên đất Mỹ

Làng Versailles, New Orleans
image

“Người Việt mình đi đến đâu cũng muốn quy tụ lại để có tình làng xóm, tình gia đình với nhau. Ðó là điểm cao quý nhất giúp chúng ta có thể xây dựng lại cả một cộng đồng bất kể sự tàn phá khủng khiếp của thiên tai.”
 
image
Linh Mục Nguyễn Văn Nghiêm, chánh xứ Maria Nữ Vương Việt Nam.

Linh Mục Dominic Nguyễn Văn Nghiêm, chánh xứ giáo xứ Maria Nữ Vương Việt Nam, nói với giọng đầy tự hào khi giới thiệu về cộng đồng người Việt ở “làng” Versailles, phía Ðông thành phố New Orleans, tiểu bang Louisiana, sau gần 40 năm có mặt trên đất Mỹ và chín năm sau cơn bão Katria.
 
Cái nôi của Công Giáo Việt ở Mỹ
 
image

“Ðầu tiên chỉ có 11 gia đình Việt Nam đến đây vào năm 1975, rồi lớn dần lên 200 gia đình, và cao điểm nhất là trước bão Katrina với hơn 7,000 gia đình và bây giờ là 1,100 gia đình với hơn 4,000 cư dân.” Linh Mục Nguyễn Văn Nghiêm, một cư dân trưởng thành từ cộng đồng, nhậm chức chánh xứ cách đây bốn năm, bồi hồi điểm lại hành trình của người dân ở “làng” Versailles.
 
image
Cụ bà Trần Thị Huỳnh, 78 tuổi, một trong những cư dân Việt đầu tiên của làng Versailles.

Ông Trần Cao Toàn, phụ tá Linh Mục Nguyễn Văn Nghiêm, bổ túc thêm: “Người Việt đến đây chỉ trong một thời gian rất ngắn đã thành lập Cộng Ðồng Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam vào năm 1976, và đây là cái tên đầu tiên của giáo xứ Maria Nữ Vương Việt Nam.”
Theo ông Toàn, những người Việt đầu tiên và lần lượt sau đó đều là giáo dân từ các cộng đồng Công Giáo ở Việt Nam như Phước Tỉnh, Phú Quốc và các vùng biển miền Nam Việt Nam. “Mà đã xuất thân từ vùng biển, thì không có nghề gì thích hợp với họ bằng nghề đánh bắt cá tôm.”
 
image
Một góc chợ chồm hổm ở Làng Versailles, với hai bà cụ ngồi bán rau mặc y phục của phụ nữ miền Bắc Việt Nam cách đây vài chục năm.

Từ năm 1975 đến 2005, suốt 30 năm là cả một thời gian dài và cực thịnh của người dân Việt vùng đất này, từ nghề đánh bắt tôm cá, đến các nghề khác như kinh doanh tiệm tạp hóa, mở tiệm nail, nhà hàng, cây xăng...

image

Nhưng, theo ông Toàn, mùa Hè năm 2005, khi cơn bão Katrina đánh vào các tiểu bang miền Nam nước Mỹ, trong đó nặng nhất là New Orleans, đã làm thay đổi toàn bộ đời sống của người dân nơi này.
Ông Trần Cao Toàn nhớ lại, sau Katrina, ngoài thiệt hại về nhà cửa, tài sản thì người dân ở đây mất hết việc làm và người ta bắt đầu bỏ đi.
Cộng đồng Việt ở làng này năm 2005 có tới gần 8,000 người, vậy mà chín năm sau Katrina, cộng đồng cũng chỉ còn hơn một nửa.
 
image
Cảnh mua bán tấp nập vào mỗi buổi sáng ở chợ chồm hổm.

Nhưng khó khăn lại đến một lần nữa khi năm 2010 xảy ra vụ tràn dầu của dàn khoan trên vịnh Mexico khiến nghề đánh cá tôm đình trệ. Số người mới đến, mà đa số từ Việt Nam, đã không bù được con số người Việt ra đi.
Vẫn theo ông Toàn, “Những người chạy bão Katrina mang theo con cái đến các đô thị lớn như ở tiểu bang Texas. Giới trẻ học hành thành tài và chọn luôn cuộc sống ở đó và người ta không quay lại chốn cũ.”
“Nổi bật nhất của cộng đồng Công Giáo ở đây là nét Công Giáo thuần túy mà người ta mang từ Việt Nam sang hàng chục năm trước.”
image

Theo ông Trần Cao Toàn, nét độc đáo đó là sinh hoạt xưa ở Việt Nam ra sao thì vẫn giữ y nguyên như vậy. Ðiển hình là Tuần Thánh Mùa Chay vẫn còn đầy đủ các nghi thức như ngắm nguyện, các cuộc rước được giữ nguyên thể. Ðây chính là nét hấp dẫn thu hút người Công Giáo ở các nơi khác tìm đến giáo xứ trong các dịp lễ lớn.
 
image
Chợ Việt Mỹ, ngôi chợ đầu tiên của người Việt Nam tại làng Versailles.
 
Không “gục ngã”
image

“Nhưng tất cả đã không bỏ đi.” Linh Mục Nguyễn Văn Nghiêm tự hào kể: “Chính người Việt Nam là những người đầu tiên quay trở lại nơi này, xây dựng lại từ hoang tàn đổ nát.”
“Sau 21 năm làm công việc ở các giáo xứ của người Mỹ, tôi mới về đây chịu chức chánh xứ được bốn năm. Cha mẹ và người thân đều ở làng Versailles này. Sự thương yêu, đoàn kết, chính là yếu tố quan trọng giúp chúng ta vượt qua nhiều khó khăn. Tôi cảm nhận được điều này, làm việc tông đồ ở chỗ nào cũng vậy nhưng làm việc và phục vụ cho chính đồng bào mình thì vẫn phấn khởi hơn, tình nghĩa nhiều hơn.”

image

Ông nói tiếp: “Giáo xứ đang có nhiều kế hoạch phát triển trong tương lai rất gần. Kể từ sau Katrina trở lại đây, củng cố và kiến thiết lại nhà thờ là việc ưu tiên vẫn đang tiến hành từng chút một. Ưu tiên nhất vẫn là duy trì các hoạt động như các hội chợ hàng năm để giáo dân tham gia ngày càng đông.”
 
image
Kenvin Trần, chủ nhà hàng Ðông Phương.

Chỉ tay về mảnh đất rộng lớn phía trước nhà thờ, Linh Mục Nghiêm cho biết, tương lai của giáo xứ là ở đó. “Chúng tôi đang có kế hoạch tiến hành xây dựng từng hạng mục, trên mảnh đất rộng 28 mẫu này sẽ có Ðài Ðức Mẹ Maria và công viên công trình Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam.”
Ngôi làng từng “tự túc, tự cấp”
Không giống các cộng đồng người Việt ở các nơi khác, người dân ở đây trong thuở ban đầu ngoài nghề đánh bắt cá tôm, còn mang cả việc trồng trọt từ Việt Nam sang.
image

“Ðất phía sau nhà quá rộng, lại gần các con kênh thoát nước nên bà con mình trồng đủ loại rau trái của người Việt mình. Ban đầu một nhà trồng, rồi thì cả làng trồng, rau ăn không hết thì mang ra đầu làng bán.” Cụ bà Trần Thị Huỳnh, 78 tuổi, vui vẻ kể về công việc trồng rau của mình.
 
image
Khu đất của giáo xứ Maria Nữ Vương Việt Nam chuẩn bị mở rộng nhà thờ và xây công trình đền thờ Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam.

Từ Phước Tỉnh, bà Huỳnh sang Mỹ cùng với chồng và chín người con vào năm 1980.
Bà Huỳnh nhớ lại những năm tháng khó khăn trong thời gian đầu, “nghề gì cũng làm hết, cứ có việc là làm để có tiền nuôi con. Cá mắm có sẵn, mình chịu khó trồng rau quả, vậy là không tốn tiền chợ, nhờ đó mà nuôi nổi các con nên người.”
Cụ ông mất cách đây ít năm, chín người con nay đều đi làm xa hết, nên niềm vui của bà là chăm sóc những luống rau sau nhà.
“Yếu lắm rồi chú ạ, ốm đau luôn, nên bây giờ cũng chẳng làm gì được nhiều, trồng cho vui và khuây khỏa thôi.”
 
image
Toàn cảnh khu thương mại của người Việt Nam tại làng Versailles, phía Ðông New Orleans.

Cụ bà Trần Thị Huỳnh cũng như nhiều phụ nữ lớn tuổi khác trong làng làm nghề trồng trọt đã góp phần làm nên ngôi chợ “chồm hổm” chỉ họp nội trong buổi sáng Thứ Bảy hàng tuần.
Ông Trần Văn Nhật, người sáng Thứ Bảy nào cũng ra chợ, kể, “gọi là ‘chồm hổm’ vì cả người bán lẫn người mua đều ngồi theo tư thế đó. Ai có rau gì, trái gì, con tôm con cá mới đánh được đều có thể mang ra bán.”
image

Ông Nhật là một trong những người đâu tiên đến đây trong buổi khai thiên lập địa. Cần cù lao động, chuyển từ nghề sửa máy tàu sang đánh bắt cá tôm, rồi lại sang nghề sửa máy tàu và cuối cùng là ông bỏ hết để làm công việc cho nhà thờ trong suốt 30 năm. Trước khi chính thức “nghỉ hưu” cách đây một năm, ông Nhật từng là chủ tịch Hội Ðồng Giáo Xứ Maria Nữ Vương Việt Nam.
 
image
Khu thương mại được người Việt sửa lại khang trang sau cơn bão Katrina.

Ông kể: “Từ vài chục quả ớt, năm ba trái bí hay mướp, vài quả cà chua, vài bó rau cải, ít chục con tôm, vài con cá,... là những món hàng quen thuộc ở ngôi chợ này. Người bán cũng vui mà người mua cũng vui, mà không mua không bán gì... cũng vui.”
Ông Nhật cười cho hay, “Thường thì tôi chẳng mua gì cả, mỗi tuần một lần đến đây chỉ là để xem bạn bè, người trong làng ai khỏe ai ốm, ai có chuyện gì vui, buồn mà chia sẻ với nhau.”
Nhưng không chỉ có thế, theo ông Trần Cao Toàn, ngôi chợ này nhiều năm qua đã trở thành nét đặc thù của làng, thu hút không chỉ người Việt mà còn nhiều sắc dân khác.
 
image
Ông Nguyễn Ðông, một trong những cư dân đầu tiên của làng Versailles.

“Chợ họp ngay trong khuôn viên của khu thương mại của người Việt ở đây, nhưng chẳng ai thấy phiền hà gì cả, tất cả diễn ra chóng vánh chỉ mỗi sáng Thứ Bảy hàng tuần mà ai lỡ bận việc không đến được thì đều nhớ!” Ông Nhật cười cho hay.
Những người thành đạt
Ðến làng Versailles, tinh ý một chút, người ta có thể nhìn thấy những căn nhà của người Việt Nam “nhỉnh” hơn, khang trang hơn các căn nhà khác của cư dân nói chung trong vùng. Ðặc biệt là một khu mới xây dựng cách đây khoảng 10-15 năm với khoảng 100 căn nhà, nhà diện tích nhỏ nhất cũng phải hơn 4,000 sqf.
 
image
Những căn nhà của người Việt thành đạt trong khu mới ở làng Versailles.

Ðiểm nổi bật nhất của khu này là các con đường rộng lớn đều được đặt tên Việt Nam, như “Văn Chu,” “Dominic Lương,” rồi “Tự Do” hay “Sài Gòn”...
Ông Nguyễn Ðông, một trong những cư dân ở khu này, vui vẻ cho biết gia đình ông quyết định mua đất rồi tự xây căn nhà lớn hơn 4,000 sqf trước bão Katrina. Mình tự xây theo ý mình, thích lắm, trước và sau bão nhà cửa còn rẻ, nhưng bây giờ thì đắt hơn rồi.
Ðể có căn nhà trị giá gần nửa triệu đô la đã trả hết nợ ngân hàng và đời sống sung túc hiện nay, cũng như nhiều người dân trong làng, ông Ðông trải qua một thời kỳ gian lao hiếm có.
 
image
Nhà hàng Ðông Phương, có mặt tại vùng đất này từ năm 1982.

Vượt biên từ Vũng Tàu đến Mỹ năm 1983, bỏ lại vợ và các con ở quê nhà mà mãi 10 năm sau mới đoàn tụ hết. Những năm mới sang, ông làm việc không ngừng nghỉ để quên đi nỗi thương nhớ vợ con. Từ làm thuê ở chợ, ông Ðông chuyển sang vận chuyển và buôn bán lẻ hải sản cho các nhà máy, rồi mở tiệm cầm đồ, tiệm tạp hóa, buôn bán vận chuyển cả xe hơi sang thị trường Việt Nam và Cambodia.
“Tôi từng lái xe 18 bánh vận chuyển cá tôm bán cho các nhà máy. Không hiểu sao lúc ấy mình khỏe thế. Tôi lái liên tục ngày đêm, mỗi ngày chỉ chợp mắt được chừng 1-2 tiếng rồi thức dậy chạy tiếp.”
Thành quả mà ông Ðông gặt hái được là năm người con đều thành đạt, ai cũng có cơ sở thương mại và làm ăn riêng.
 
image
Bên trong nhà thờ Maria Nữ Vương Việt Nam trong thánh lễ chiều Thứ Bảy hàng tuần.

Người đàn ông có khuôn mặt trẻ hơn cái tuổi 60 của mình kết thúc câu chuyện một cách chân tình: “Tôi hài lòng với cuộc sống của mình hiện tại, và điều quý nhất là vẫn sống và gắn bó với ngôi làng này và đồng bào của mình. Nếu nói một cách chủ quan, thì người Việt mình thành đạt nhanh như vậy chính là nhờ làm ăn cần cù, chăm chỉ, sống tiết kiệm và biết sắp xếp đời sống hợp lý.”
 
Giới trẻ chuyển hướng cộng đồng
 
“Tôi biết mình là ai và vì sao lại có mặt ở đây.” Kenvin Trần, với tuổi đời ngoài 20, hiện đang quản lý nhà hàng Ðông Phương ở gần làng Versailes nói về bản thân mình và công việc anh thừa hưởng của gia đình.
Kenvin khẳng định: “Chúng ta là người Việt, nhưng phải hòa nhập vào dòng chính, kinh doanh với người Mỹ, chỉ như thế mới phát triển nhanh hơn và tốt hơn.”
 
image
Ông Nguyễn Văn Việt, một trong những cư dân đầu tiên của làng Versailles trước căn nhà của mình.

Nhà hàng Ðông Phương do cha mẹ Kenvin Trần mở từ năm 1981. Ban đầu là phục vụ cho người Việt, nhưng lâu dần lượng khách người Mỹ lại đông hơn người Việt.
Chàng trai quản lý nhà hàng này tiết lộ, phở và bánh mì kiểu Việt Nam là hai món người Mỹ rất thích khi đến nhà hàng Ðông Phương.
Hồi trước nhà hàng còn mở cửa buổi tối, nhưng từ sau bão Katrina nhà hàng chỉ bán buổi trưa. Nhưng theo lời chủ nhân, khách đến vẫn đông bởi đồ ăn Việt Nam nóng sốt, ngon miệng nhưng nhẹ nhàng phù hợp với người Mỹ.
 
image
Giàn mướp trong vườn rau của bà cụ Trần Thị Huỳnh.

Người Mỹ đang rất thích đồ ăn Việt Nam, cả khu vực New Orleans này có hơn chục nhà hàng Việt Nam mà nhà hàng nào cũng đông khách.
Theo anh: “Dù vẫn thích sống gần cộng đồng Việt mình, vì chúng ta là người Việt, nhưng làm ăn kinh doanh, thì không thể chỉ nhắm vào khách hàng là người Việt được.”
Và những người trẻ tuổi trong cộng đồng này cũng đang theo hướng suy nghĩ tương tự chủ nhà hàng trẻ tuổi này.
“Thế hệ thứ hai đang tiến xa hơn và suy nghĩ rất khác thế hệ cha mẹ mình.” Ông Nguyễn Ðông nhận xét.
“Tôi có bốn đứa con, nhưng không cháu nào làm ăn ở khu vực này cả, tất cả đều bung ra, tìm hướng đi mới vì cách thức làm ăn của thế hệ thứ nhất đã không còn phù hợp.”
 
image
Rất nhiều vườn ra như thế này phía sau mỗi căn nhà của người Việt ở làng Versailles.

Còn theo ông Trần Cao Toàn, người Việt mình ở thế hệ thứ hai đa số có học vấn cao, hầu hết đều qua đại học, và những người có bằng kỹ sư, bác sĩ, hay dược sĩ thì hầu như nhà nào cũng có.
Những người trẻ của thế hệ đã và đang bước đi rất xa, rất tự tin để bước vào dòng chủ lưu của đời sống của người Mỹ. Nhưng như lời của Linh Mục Dominic Nguyễn Văn Nghiêm, cái “gốc” của họ là ở đây, “cho dù không về sống trong cộng đồng, tấm lòng họ sẽ hướng về đây, như hướng về cái nôi đầu tiên của ông bà, cha mẹ họ, mà tôi cảm nhận được trong mỗi thánh lễ ở nhà thờ vào cuối tuần ở giáo xứ này!”.
 
Khôi Nguyên
theo nguồn BM
-----------------------------------------------------------------
Shared từ E.mail của Perpetua T. Hang Do (Missaigon th51bis@gmail.com)
 https://mail.google.com/mail/u/0/?tab=wm#inbox/14bfeb62b7d74e42  

 Thông tin của bài viết này thật là hay, nhằm nói lên tâm tình yêu mến gắn bó với văn hóa truyền thống Việt Nam trên đất khách xa xôi như tại New Orleans, Louisiana hay tại Houston, Texas hoặc tại Little Saigon, Orange County, Cali, Hoa Kỳ...
Riêng về đồng bào công giáo người Việt luôn thể hiện sự đoàn kết, yêu thương, dũng cảm cùng nhau quyết chí tiến bước theo một hướng phát triển vượt bậc từ trong gian khổ, thử thách, để gầy dựng nên cộng đồng xứ đạo nêu cao tinh thần sống Phúc Âm cách tích cực giữa lòng xã hội tiên tiến hôm nay và trong tương lai.
MTC