Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

Vatican chấp thuận việc tiến hành hồ sơ tuyên thánh cho cha Trương Bửu Diệp


Nơi an nghỉ của Cha FX. Trương Bửu Diệp12/6/2014 9:33:48 AMVUI MỪNG VÀ HY VỌNG.
Kính thưa quí bà con lương giáo, quí ân nhân đang yểm trợ việc tuyên thánh cho Cha Phanxicô Xaviê Trương bửu Diệp.

Hồ sơ tuyên thánh Cha Phanxicô Xaviê Trương bửu Diệp đã được Đức Giám Mục có thẩm quyền, tức Đức Cha, Stêphanô Tri bửu Thiên, Giám Mục Cần Thơ chính thức cho xúc tiến từ ngày 25.8.2011. Và tôi, linh mục Phêrô Trần thế Tuyên, cáo thỉnh viên được chính thức bổ nhiệm đã cố gắng hết sức lo sao cho tiến trình tuyên thánh được phù hợp với Giáo Luật và được mọi người lương giáo ủng hộ. Một trong những cố gắng nầy là tôi đang sang học chương trình tiến sĩ Giáo Luật ở Roma trong ý hướng chuẩn bị chu đáo cho nhiệm vụ của mình.

Một trong những kết quả lớn lao và rất đáng vui mừng và hy vọng là ngày 31 tháng 10, năm 2014 vừa qua, Thánh bộ Tuyên Thánh ở Rôma đã gửi văn thư chính thức bằng tiếng La Tinh cho Đức Cha Stêphanô Tri bửu Thiên, Giám mục Cần Thơ tuyên bố: NIHIL OBSTAT – KHÔNG CÓ GÌ NGĂN TRỞ trong việc tiến hành hồ sơ tuyên thánh cho Cha Diệp. 

Qua văn thư Nihil Obstat của Thánh Bộ tuyên thánh, chúng ta, những người yêu thương và thọ ơn Cha Diệp vừa vui mừng, vừa mạnh dạn hơn và vừa tích cực hơn trong việc thực hiện tiến trình tuyên thánh cho Cha và cầu xin tiến trình được sớm thành công.

Hôm nay ngày 5.12.2014 tôi đã đóng nộp lệ phí 150 EUR cho Thánh Bộ theo qui định cho việc ra văn thư Nihil obstat nầy. Xin kèm theo đây văn thư Nihil obstat bằng tiếng la tinh cũng như bản dịch sang tiếng Anh và tiếng Việt.

Vui mừng, hy vọng và cầu nguyện.

Lm. Phêrô Trần thế Tuyên

Cáo thỉnh viên

chafanxicotruongbuudiep.jpg
nihilobstat.jpg



 (VCN 05.12.2014)
http://conggiao.info/news/1488/25871/vatican-chap-thuan-viec-tien-hanh-ho-so-tuyen-thanh-cho-cha-truong-buu-diep.aspx

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Mẹ của cậu bé ước mơ trở thành Linh Mục: "Tôi Tôn Trọng ước Mơ của bé"

11/18/2014 6:51:43 PMTại vòng sơ khảo Vietnam's Got Talent 2014, khu vực phía Nam diễn ra ngày 16/11/2014, có một cậu bé với giấc mơ khiến bao nhiêu người ngỡ ngàng, xúc động khi giọt nước mắt em tuôn trào, nghẹn ngào không nói lên lời.
ly_vinh_hoa_hat_chiec_khan_pieu_1.jpg 

Từ trước tới nay trên các chương trình truyền hình phát sóng chưa có một thí sinh nào có ước mơ khác lạ như thế, ''Được Trở Thành Linh Mục'' đó là ước mơ của bé Giuse Lý Vĩnh Hòa sinh ngày 9/12/2004, con bà Têrêsa Trần Hồng Điệp và ông Giuse Lý Vĩ Cường thuộc Giáo xứ Hàng Xanh, Giáo hạt Gia Định, Giáo phận Sài Gòn, Địa chỉ : 76 Bạch Đằng, P.24, B.Thạnh Quận Bình Thạnh.

Ai cũng có những ước mơ, nhưng ước mơ của Bé Vĩnh Hòa được nhiều người quan tâm nhất, bao trái tim người trẻ phải suy nghĩ lại. Vòng sơ khảo kết thúc, nhiều trang blog, Facebook và các diễn đàn Công Giáo chia sẻ về clip của Bé, với sự xúc động và những lời động viên như Linh Mục Ngọc Bảo viết '' Xin cho ước mơ của bé thành sự thực. Xin cho tài năng của bé làm sáng danh Chúa hơn'' bên cạnh đó còn có hàng ngàn lời động viên chúc mừng khác với những lời cầu nguyện rất chân thành mong ước mơ của bé thành hiện thực.

Chia sẻ trên trang Facebook cá nhân của Mình, Mẹ bé Hòa Tâm sự ''Ba Mẹ của bé không phải là những con chiên quá ngoan đạo, gia đình cũng không sống quá gần với cộng đồng công giáo lớn, nhưng từ nhỏ Vĩnh Hòa đã nuôi dưỡng ước mơ trở thành Linh Mục, bé phần nào đã giúp lòng Tin vào Chúa của Ba Mẹ mình lớn lên. Đây là điều kì diệu mà không thể ai có thể lý giải được và rất vui vì bé đã được vào vòng bán kết, hạnh phúc vì con trai mình được mọi người ủng hộ, yêu mến''

ly_vinh_hoa_hat_chiec_khan_pieu_2.jpg  
Cô nói thêm '' Mọi người đều có ước mơ, mình tôn trọng ước mơ của bé. Cám ơn tất cả mọi người đã quan tâm tới bé, mong rằng với sự quan tâm và ủng hộ của mọi người bé sẽ hiểu rằng trở thành Linh Mục là ước mơ to lớn, không có gì đáng xấu hổ phải che giấu. Xin Chúa luôn ở bên và giúp bé thực hiện ước mơ của mình''

Được biết rất nhiều bạn trẻ công giáo tham gia các cuộc thi do đài truyền hình Việt Nam tổ chức như bé Phêrô Lê Trần Nhật Tiến đạt giải Quán quân Đồ Rê Mí 2012 đến từ giáo xứ Trung Nghĩa, giáo Phận Vinh, Gioan Baotixita Dương Quyết Thắng Vietnam’ Got Talent 2013 đến từ giáo xứ Kẻ Mui, hạt Nghĩa Yên, giáo Phận Vinh và nhiều bạn trẻ khác nữa.

Mặc dầu có những ước mơ chưa được bộc bạch ra ngoài, những bài hát tôn vinh Chúa không được hát trên sân khấu nhưng là người công giáo luôn có trái tim hòa đồng giữa người với người. Cũng có lúc thí sinh là người Công Giáo nên rất nhiều người không thích, không ủng hộ vì một lý do nào đó. Đối Với nhiều Bạn Trẻ Công Giáo, Âm Nhạc là một Tông Đồ của vẻ Đẹp, hãy sống hết mình vì tha nhân, cầu với Chúa mọi phút giây như Nữ tu trẻ Cristina Scuccia, người từng gây sốt trên mạng trong thời gian qua, đã chiến thắng cuộc thi The Voice Ý với sự cổ vũ của hàng triệu khán giả trong đêm chung kết ngày 5/6/2014.Phát biểu với giới truyền thông sau chiến thắng, nữ Cristina Scuccia cho biết: "Tôi sẽ trở lại những công việc của tôi: cầu nguyện, thức dậy vào mỗi sáng sớm và làm những việc ở trường dòng. Đó là những điều cơ bản để tôi có thể bắt đầu những điều mới mẻ sau đó".

Nữ Tu Cristina Scuccia cho biết sẽ rất hạnh phúc khi trở lại hát với các em nhỏ ở nhà thờ thì Bé Giuse Lý Vĩnh Hoà cũng vậy. Hạnh Phúc khi giấc mơ trở thành hiện thực

Tiết mục của Bé Vĩnh Hòa tại vòng bán kết sẽ diễn ra đầu tháng 12 năm 2014 trên kênh VTV3.



Paul Dũng Huy
http://conggiao.info/news/1488/25613/me-cua-cau-be-uoc-mo-tro-thanh-linh-muc-toi-ton-trong-uoc-mo-cua-be.aspx
-------------------------------------------------
Trong năm "Đời Sống Thánh Hiến 2015". Giáo Hội dành trọn cả năm 2015 để suy tư & đào sâu về ý nghĩa & chức năng của đời sống thánh hiến, đặc biệt đối với chức thánh Linh mục. 
Hiện tượng cháu trai Giuse Lý Vĩnh Hòa, 9 tuổi, bày tỏ ước mơ "được trở thành linh mục" rất đáng được gia đình cùng Giáo Hội quan tâm giúp đỡ & hướng dẫn cháu nhiều hơn nữa giúp ước mơ của cháu trở thành hiện thực như lòng cháu Hòa mong ước!
MTC

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Bức hình gây chết điếng trong lòng người Anh Giáo


11/18/2014 10:41:45 AMBức hình gây đau đớn cho người Anh Giáo! Bức hình mà quý vị và anh chị em đang nhìn thấy là quang cảnh không phải bên trong một đền thờ Hồi Giáo nhưng là một đền thờ Kitô Giáo thuộc hàng lớn nhất tại Hoa Kỳ.
Muslim-prayers-Washington-National-Cathedral.jpg
Bức
 hình gây đau đớn cho người Anh Giáo
 
Thật thế, hôm thứ Sáu 14 tháng 11, hàng ngàn người Hồi Giáo đã tụ tập cầu nguyện tại Đền Thánh quốc gia Washington, biểu tượng của Anh Giáo tại Hoa Kỳ, với sự bảo vệ của một lực lượng cảnh sát hùng hậu và một ban trật tự cũng hùng hậu không kém.

Mọi người ra vào khu vực này đều bị cảnh sát phối hợp với ban trật tự Hồi Giáo nhận diện trước khi cho vào bên trong. Hàng trăm người Anh Giáo đứng bên ngoài nhà thờ la ó phản đối nhóm giáo sĩ Anh Giáo bên trong đã xem thường ý kiến của các tín hữu mình.

Trong số những người phản đối có mục sư Franklin Graham, người đứng đầu Hiệp hội truyền giáo Billy Graham. Ông nói rằng thật là "buồn khi thấy một nhà thờ mở cửa để người ta thờ phượng một điều gì khác hơn là Thiên Chúa Chân Thực Duy Nhất của Kinh Thánh.”

Thật là quá đau lòng khi đền thờ được cung hiến cho Thiên Chúa được dùng làm nơi thờ phượng Mohammed, kẻ mà Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã thẳng thắn chỉ ra những nguồn gốc của bạo lực tôn giáo, căn nguyên của những bách hại mà bao nhiêu Kitô hữu cho mãi đến ngày nay vẫn còn phải gánh chịu. Thật thế, trong diễn từ tại Đại Học Regensburg hôm 12 tháng 9 năm 2006, Đức Bênêđíctô thứ 16 đã trích dẫn Hoàng đế Byzatine Manuel II Paleolous ở cuối thế kỷ 14: “Hãy chỉ cho tôi điều gì mà Mohammed đã mang đến là mới mẻ, và kìa qúy vị sẽ tìm thấy những điều ác và vô nhân, như mệnh lệnh của ông là loan truyền niềm tin mà ông rao giảng bằng gươm giáo.” Điều đó có lẽ đúng hơn bao giờ hết trong những ngày này khi chúng ta xem những tin tức về những thảm họa nhân đạo tại Iraq, Syria và toàn vùng Trung Đông.

Những người biểu tình thách đố mục sư Gary Hall, giám đốc đền thờ và bà mục sư Canon Gina Gilland Campbell có thể tổ chức một buổi cầu nguyện của người Anh Giáo trong một đền thờ rất hoành tráng của người Hồi Giáo trên đường Massachusetts Avenue gần đó.

DenthoHoiGiao.jpg
Đền thờ Hồi Giáo trên đường Massachusetts Avenue

Trong những năm gần đây đền thánh quốc gia Washington thường là đầu đề cho những tin giật gân trên báo chí Mỹ. Mới đây nhất, hôm 9 tháng Giêng năm 2013, Đền Thánh quốc gia Washington công bố rằng đền thánh được xây cách đây 107 năm, là nơi đầu tiên cử hành hôn nhân đồng tính. Cách đó không lâu, một phụ nữ giải phẫu đổi giống thành đàn ông rồi được phong chức mục sư đã được chào đón tưng bừng tại Đền Thánh quốc gia Washington.

Tại Hoa Kỳ, Anh Giáo có 77 triệu tín hữu so với 78.2 triệu người Công Giáo.


 Đặng Tự Do
http://conggiao.info/news/2271/25596/buc-hinh-gay-chet-dieng-trong-long-nguoi-anh-giao.aspx
----------------------------------------------
Hoa kỳ là đất nước phát triển về nhiều mặt trong đó có tự do, như quyền tự do tôn giáo. Anh Giáo cũng thể hiện quyền tự do tôn giáo khi tự mình tách lìa khỏi Công Giáo để thành lập Giáo hội cho riêng mình. Và khi con người không còn biết tự kiềm chế tự do cá nhân dẫn tới hành động xâm phạm quyền tự do người khác hay của cả cộng đồng tôn giáo thì rất dễ xảy ra biến loạn đầy máu và nước mắt. Tại Hoa kỳ, mọi tôn giáo đều được phát triển bình đẳng và đều có các cơ sở phụng tự riêng tư rộng lớn, đầy đủ tiện nghi. Nhưng cộng đồng Hồi giáo nay có phần thắng thế về mặt tâm linh chăng, khi được sử dụng cơ sở của một tôn giáo nổi tiếng khác ngay tại Washington DC để cử hành việc thờ phượng của Hồi giáo? Nền tự do tôn giáo của Hoa Kỳ nay đang bị những quyền lực đen tối nào đó đe dọa và xâm phạm, như thể luồng gió độc hay đám mây đen bao phủ bầu trời tự do của đất nước tự do Hoa Kỳ.
MTC

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

Khai mạc Năm Đời Sống Thánh Hiến


11/17/2014 9:07:24 AMLúc 10h sáng Chúa Nhật 30 tháng 11, là Chúa Nhật thứ I Mùa Vọng, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ khai mạc Năm Đời Sống Thánh Hiến với Thánh Lễ đại trào tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
EvangeliumProphetiaSpes.jpg
 Đức Hồng Y João Braz de Aviz, Chủ tịch Thánh Bộ Đời Sống Thánh Hiến đã cho biết như trên hôm thứ Sáu 14 tháng 11. 

Sau thánh lễ Đức Hồng Y cũng sẽ cùng tông du với Đức Thánh Cha Phanxicô tới Thổ Nhĩ Kỳ trong chuyến bay khởi hành cùng ngày hôm đó.

Tưởng cũng nên nhắc lại là 5 năm trước đây vào ngày 19 tháng 6 năm 2009, ngày cầu nguyện cho sự thánh hiến hàng giáo sĩ, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã khai mạc Năm Linh Mục kéo dài cho đến ngày 11 tháng 6 năm 2010.

Năm Linh mục đã mang lại niềm vui lớn lao cho Giáo Hội với vô số những sáng kiến của các Giáo Hội địa phương trên khắp thế giới nhằm mang lại hiệu quả cho Năm đặc biệt này. Năm Linh mục đã được đón nhận rất tốt, và cũng cho thấy Năm Linh mục đã đáp ứng khát vọng sâu xa của các linh mục cũng như toàn thể Dân Thiên Chúa. Đây là thời gian để quan tâm, nhìn nhận và gắn bó cách đặc biệt với hàng linh mục cao quý, tận tuỵ và không thể thay thế, cũng như với mỗi cá nhân linh mục trong Giáo Hội. 

Nhận định về Năm linh mục, Đức Hồng Y Cláudio Hummes, Bộ trưởng Bộ Giáo sĩ lúc bấy giờ viết:

“Thực sự là, dù chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nhoi, một vài linh mục đã phạm phải tội ác nghiêm trọng và đáng ghê tởm là lạm dụng tình dục trẻ em, những việc mà chúng ta phải lên án và trách cứ cách dứt khoát, không nhân nhượng. Những người này phải trả lẽ về hành động của mình trước mặt Chúa và trước toà án, kể cả toà án dân sự. Tuy nhiên, chúng ta cũng cầu nguyện cho họ để họ được ơn hoán cải thiêng liêng và đón nhận ơn tha thứ từ Thiên Chúa. Về phần mình, Giáo Hội quyết tâm không che giấu cũng không giảm thiểu những tội ác như thế. Trên hết mọi sự, chúng ta đứng về phía các nạn nhân và muốn hỗ trợ việc chữa trị cho họ cũng như những quyền lợi họ bị xúc phạm. 

Đàng khác, tuyệt đối không thể chấp nhận việc sử dụng tội ác của một số ít để nhục mạ toàn thể hàng linh mục. Tất cả những ai đang làm như thế là đang phạm bất công nghiêm trọng. Trong Năm Linh mục, Giáo Hội tìm cách ngỏ lời với xã hội về vấn đề này. Bất cứ ai có lương tri và thiện ý đều thấy rõ đây là sự thật.

Anh em linh mục thân mến, sau khi đã trình bày những điều cần phải nói, giờ đây chúng tôi hướng đến anh em. Chúng tôi muốn lập lại với anh em một lần nữa rằng chúng tôi nhìn nhận căn tính và công việc của anh em trong Giáo Hội và trong xã hội. Giáo Hội yêu mến, ca tụng và tôn trọng anh em. Hơn thế nữa, anh em là niềm vui cho toàn dân Công Giáo khắp thế giới và Dân Chúa chào đón anh em, nâng đỡ anh em, nhất là trong những thời kỳ đau khổ này.”
 

Đặng Tự Do
http://conggiao.info/news/810/25581/khai-mac-nam-doi-song-thanh-hien.aspx
--------------------------------
Xin cùng dâng lời nguyện xin Chúa đổ tràn Ơn Thánh Thần Chúa xuống trên các linh mục & tu sĩ, để giúp họ tự hoàn thiện trong đời thánh hiến và nêu gương sáng cho đàn chiên trong Năm Đời Sống Thánh Hiến 2015 sắp đến!
MTC

Các Giám mục Hoa Kỳ công bố phiên bản trực tuyến của Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo


11/17/2014 11:31:47 AMHội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ vừa đưa lên mạng lưới điện toán toàn cầu bản dịch Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo dày hơn 700 trang, để giúp các tín hữu dễ dàng tiếp cận hơn với những giáo huấn của Giáo Hội.
US-Catholic-Catechism-for-Adults.jpg  
Với phiên bản trực tuyến mới này, người dùng sẽ có thể lật đến trang mình muốn. Sách có mục lục rất rõ ràng, tiện dụng vào mọi lúc, và cũng có công cụ tìm kiếm có thể tìm mọi thứ liên quan đến một chủ đề cụ thể chỉ trong một vài giây.

Chương trình cũng cho phép đánh dấu các trang và thậm chí tạo các ghi chú ngắn. Người dùng có thể chia sẻ bất kỳ trang nào lên Facebook, Twitter và các trang mạng xã hội khác.

Người dùng có thể đọc Sách Giáo lý bằng tiếng Anh hay tiếng Tây Ban Nha. Phiên bản trực tuyến này là phiên bản sách Giáo lý của người Mỹ, phù hợp cho người Công Giáo tại Hoa Kỳ và được Tòa Thánh chuẩn y.

Sách có thể xem tại đây: 
http://www.usccb.org/beliefs-and-teachings/what-we-believe/catechism/us-catholic-catechism-for-adults/  
Sách Giáo Lý Công Giáo tiếng Anh trực tuyến của GHCG. Hoa Kỳ


(Lã Thụ Nhân, VCN 15.11.2014)
http://conggiao.info/news/810/25587/cac-giam-muc-hoa-ky-cong-bo-phien-ban-truc-tuyen-cua-sach-giao-ly-hoi-thanh-cong-giao.aspx
----------------------------
Ước mong Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cũng thực hiện được Sách Giáo Lý Công Giáo trực tuyến bằng tiếng Việt để giúp mọi người Việt có thể truy cập dễ dàng và nắm vững Giáo Lý (có những thay đổi mới) của Giáo Hội Công giáo.
MTC

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

Lãnh tụ Hồi Giáo đe dọa tấn công Rôma


11/15/2014 7:28:46 AMTrong một tuyên bố được phát thanh ngày 13 tháng 11, Abu Bakr al-Baghdadi, lãnh tụ của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo, thề rằng phe đảng của ông sẽ tiếp tục cuộc chiến hiện nay và sẽ tấn công Rôma.
Abu-Bakr-al-Baghdadi.jpg  
Y nói: "Các tên lửa của thập tự quân sẽ không ngăn được chúng tôi tiến về Rôma" trong khi kêu gọi người Hồi giáo trên thế giới "làm cho thánh chiến bùng nổ như núi lửa ở khắp mọi nơi."

Việc đề cập đến "các tên lửa của thập tự quân” rõ ràng là muốn ám chỉ đến một báo cáo cho rằng al-Baghdadi đã bị giết chết hoặc ít nhất là bị thương nặng trong một cuộc tấn công tên lửa của Hoa Kỳ. Thông điệp của al-Baghdadi dường như đã được đưa ra nhằm chứng minh rằng y vẫn còn sống.

Nhà lãnh đạo Hồi giáo cũng đã nhắc tới quyết định của Tổng thống Mỹ Obama tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Iraq. Y nói: "Chẳng bao lâu người Do Thái và các thập tự quân sẽ bị buộc phải trực diện chiến đấu trên bộ và gửi các lực lượng bộ binh của họ đến với cái chết và sự hủy diệt."

Đặng Tự Do
http://conggiao.info/news/2271/25561/lanh-tu-hoi-giao-de-doa-tan-cong-roma.aspx

Logo Tân Phúc-Âm-hóa Giáo Xứ năm 2015


11/12/2014 8:33:35 PMÝ nghĩa Logo “Chương trình mục vụ của Giáo hội Việt Nam trong năm 2015: Tân Phúc-Âm-hóa đời sống các giáo xứ và các cộng đoàn sống đời thánh hiến”
1.  Thành viên của các giáo xứ và các cộng đoàn sống đời thánh hiến được diễn tả bằng hình ảnh của 6 nhân vật theo thứ tự từ phải qua trái: cha xứ, con trai, cha, mẹ, con gái và tu sĩ. Gia đình đứng giữa (con trai, cha, mẹ, con gái) diễn tả nội dung: “tiếp tục hướng đi của chương trình mục vụ năm ngoái là Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình”, đồng thời diễn tả giáo xứ cùng với dòng tu và anh em di dân cũng là một gia đình rộng lớn và đầm ấm: “Đồng thời, trong năm 2015 sắp tới, kỷ niệm 50 năm Sắc lệnh Truyền Giáo (Ad Gentes), chúng tôi mời anh chị em hướng đến một gia đình rộng lớn hơn, là giáo xứ”.

2.  Sáu nhân vật đứng cận kề bên nhau trên một con đường và con đường này dẫn ra ngoài từ một ngôi thánh đường (màu gạch đỏ với Thánh giá vút cao) nhằm diễn tả nội dung: các thành viên phải “cộng tác và chia sẻ với nhau để cùng xây dựng ngôi nhà chung là giáo xứ và thi hành sứ mạng chung là loan báo Tin Mừng cho muôn dân.”

3.  Để có thể ra ngoài loan báo Tin Mừng, các thành viên phải:

٠ “siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng”: nội dung này được diễn tả bằng hình ảnh chén thánh và bánh thánh.

٠ “chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy; các Tông đồ giảng dạy Lời Chúa cho cộng đoàn và hướng dẫn họ đem Lời Chúa vào thực tế đời sống:” nội dung này được diễn tả bằng hình ảnh cuốn sách thánh mở ra.

٠ Tất cả đều được Chúa Thánh Thần soi sáng: được diễn tả bằng ngọn lửa Thánh Thần mang hình dạng chim bồ câu.

4.  Gia đình giáo xứ cần được Phúc-Âm-hóa, nghĩa là thấm đẫm tinh thần Phúc Âm và làm chiếu tỏa ánh sáng Phúc Âm ra chung quanh, đến với muôn dân.” Vòng tròn của những chữ Tân phúc-âm-hóa đời sống  giáo xứ và các cộng đoàn sống đời thánh hiến mang hình dạng của những tia sáng màu vàng nhằm diễn tả ý tưởng “chiếu tỏa ánh sáng Phúc Âm ra chung quanh”.

5.  Để diễn tả đúng các nội dung trên, màu sắc của các hình ảnh trong Logo cần được in đúng mã màu như dưới đây:
 


(WTGP.Sài Gòn 12.11.2014)
http://conggiao.info/news/1488/25522/logo-tan-phuc-am-hoa-giao-xu.aspx

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Thông Báo Thánh Lễ Mừng Thánh Tổ Giáo Phận Kon Tum, Thánh Giám Mục Stêphanô Cuénot Thể 14-11-2014



-------------------------
Văn Phòng TGM
Kontum ngày 11.11.2014
 THÔNG BÁO
           Kính thưa Quý Cha và Gia Đình Giáo Phận,
Văn Phòng TGM xin thông báo đến Quý Cha và Gia Đình Giáo Phận về việc mừng lễ sắp tới:
* Thánh Lễ Mừng Thánh Tổ Giáo Phận, Thánh Giám Mục Stêphanô Cuénot Thể
* Ngày Truyền Thống Yao Phu
* Lễ Giỗ 3 năm của Đức Cha Alexis Phạm Văn Lộc.
* Thời gian: 5g15 sáng Thứ Sáu ngày 14.11.2014
* Địa điểm: Nhà Thờ Chính Tòa Kontum
Kính mời Quý Cha và Cộng Đoàn đến tham dự.
+ Xin Quý Cha mang áo alba và lễ phục đỏ.
Xin cám ơn Quý Cha và Cộng Đoàn.
VPTGM
Lm Luy Nguyễn Quang Hoa
http://gpkontum.wordpress.com/2014/11/11/thong-bao-thanh-le-mung-thanh-to-giao-phan-thanh-giam-muc-stephano-cuenot-the/
------------------------

VÀI HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN NGÀY LỄ 14-11-2014

Nhà thờ Chính tòa Giáo phận Kon Tum
Nhà thờ Chính tòa Kon Tum & Tượng Thánh GM TĐ Stêphanô Cuénot (Thể)
Tượng Thánh GM TĐ Stêphanô Cuénot (Thể), Thánh Tổ Giáo phận Kon Tum
Tượng Thánh GM TĐ Stêphanô Cuénot (Thể), Thánh Tổ Giáo phận Kon Tum
Trường Cuénot, nơi đào tạo các nam thanh thiếu niên người dân tộc có ơn gọi làm linh mục, Yao Phu của Giáo Phận Kon Tum (nay đang bị tạm chiếm làm trường cao đẳng sư phạm Kon Tum)
Nơi an nghỉ của cố Đức Cha Alexis Phạm Văn Lộc, nguyên Giám mục Giáo phận Kon Tum
Nơi an nghỉ của Đức Cha Alexis Phạm Văn Lộc, cạnh nhà thờ chính tòa Kon Tum (Nhà thờ Gỗ Kon Tum)

Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

Thay đổi quan trọng tại Tòa Thánh Vatican


11/9/2014 7:44:01 AMVATICAN. Hôm 8-11-2014, ĐTC đã bổ nhiệm Đức TGM Dominique Mamberti, ngoại trưởng Tòa Thánh, làm Tân Chủ tịch Tối Cao Pháp viện của Tòa Thánh thay thế ĐHY Raymond Burke 66 tuổi, được bổ làm người Bảo Trợ Hội hiệp sĩ Malta.
Gallagher-burke-mamberti.jpg  
ĐTGM Paul Richard Gallagher,  ĐHY Raymond Burke, ĐTGM Dominique Mamberti
Đức TGM Mamberti người Pháp, năm nay 62 tuổi, nguyên là Sứ thần Tòa Thánh tại Sudan trước khi được ĐTC Biển Đức 16 bổ nhiệm làm ngoại trưởng cách đây 8 năm.

Ngoài ra, ĐTC bổ nhiệm Đức TGM Paul Richard Gallagher làm tân ngoại trưởng của Tòa Thánh. Đức TGM người Anh, 60 tuổi (1954) cho đến nay là Sứ thần Tòa Thánh tại Australia. Trước đó ngài làm Sứ thần Tòa Thánh tại Guatemala từ 2009 đến 2012.

Hội hiệp sĩ Malta, gọi tắt là SMOM, là một ”dòng hiệp sĩ” hiện nay chuyên hoạt động từ thiện bác ái, với 13 ngàn thành viên và 80 ngàn người thiện nguyện tại 120 nước trên thế giới và có quan hệ ngoại giao trên cấp đại sứ với hơn 104 quốc gia.

Với sự thuyên chuyển ĐHY Burke, hiện nay không còn vị người Mỹ nào đứng đầu một cơ quan trung ương Tòa Thánh.  
 


 (G. Trần Đức Anh OP, RadioVaticana 06811.2014/ SD 8-11-2014)
http://conggiao.info/news/809/25471/thay-doi-quan-trong-tai-toa-thanh.aspx

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ TIẾP KIẾN THỦ TƯỚNG VIỆT NAM TẠI VATICAN 18-10-2014


10/18/2014 9:26:48 PMVATICAN. Trưa thứ bẩy, 18-10-2014, ĐTC Phanxicô đã tiếp kiến thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam.
thu_tuong_giao_hoang.jpg
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến với ĐứcGiáo Hoàng Francis. Ảnh: Đức Tám – TTXVN
 Toàn văn Thông cáo báo chí của Tòa Thánh nói rằng:

”Hôm nay ĐTC Phanxicô đã tiếp kiến Thủ Tướng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng. Sau đó Thủ tướng đã gặp ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, có Đức TGM ngoại trưởng Dominique Mamberti tháp tùng.

”Trong các cuộc hội kiến thân thân mật, các vị bày tỏ sự hài lòng về cuộc gặp gỡ hôm nay, đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong tiến trình củng cố những quan hệ giữa Tòa Thánh và Việt Nam, vì đây là lần thứ hai, Thủ Tướng Dũng thực hiệp cuộc viếng thăm tại Vatican sau cuộc viếng thăm hồi năm 2007. Trong cuộc hội kiến có nêu bật sự dấn thân của Giáo Hội đóng góp vào việc phát triển đất nước, nhờ sự hiện diện của Giáo Hội trong nhiều lãnh vực để mưu ích cho toàn thể xã hội. Trong bối cảnh đó có tái khẳng định sự đánh giá cao đối với sự nâng đỡ của Chính Quyền dành cho Cộng đồng Công Giáo trong khuôn khổ những phát triển được Hiến Pháp năm 2013 khẳng định liên quan đến chính sách tôn giáo, cũng như về sự trợ giúp cho Vị Đại Diện Tòa Thánh không thường trú ở Việt Nam trong việc thi hành sứ mạng của Ngài, nhắm thăng tiến quan hệ giữa Giáo hội và Nhà Nước, hướng tới mục tiêu chung là các quan hệ ngoại giao. Rồi cũng đề cập tới một vài vấn đề mà hai bên cầu mong sẽ được đào sâu và giải quyết qua các kênh đối thoại hiện có.

Sau cùng, hai bên trao đổi ý kiến về một vài đề tài thời sự trong miền và quốc tế, đặc biệt là những sáng kiến nhắm thăng tiến hòa bình và sự ổn định tại Á châu”.

PopeFrancis-NguyenTanDung.jpg
  

(G. Trần Đức Anh OP, RadioVaticana 18.10.2014/ SD 18-10-2014)

http://conggiao.info/news/809/25170/duc-thanh-cha-phanxico-tiep-thu-tuong-viet-nam.aspx

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Tân Chân phước Giáo hoàng Phaolô VI - Trầm Thiên Thu


10/14/2014 1:03:41 PMNgày 19-10-2014, ngày bế mạc Công nghị Giám mục về Gia đình, Giáo hội Công giáo tôn phong Bậc đáng kính GH Phaolô VI lên bậc Chân phước (trước đây gọi là Á thánh). Một niềm vui lớn cho những người Công giáo.
pope-paul-vi.jpg

Như vậy, trong năm 2014, chúng ta có 3 vị thánh giáo hoàng: Gioan XXIII (sinh 28-11-1881, triều đại giáo hoàng từ 28-10-1958 tới 3-6-1963), Gioan Phaolô II (sinh 18-5-1920, triều đại giáo hoàng từ 16-10-1978 tới 2-4-2005), và Phaolô VI (sinh 26-9-1897, triều đại giáo hoàng từ 21-6-1963 tới 6-8-1978). Thật hạnh phúc khi chúng ta được sống trong thời của ba vị thánh giáo hoàng liên tiếp!

Khi ĐGH Phaolô VI đương nhiệm giáo hoàng, tôi còn là thiếu niên nên chưa biết nhiều về ngài, nhưng qua báo chí Công giáo hồi đó, tôi còn nhớ ngài đã được mệnh danh là “giáo hoàng trầm tư”. Không dưng tôi cảm thấy… thích, dù chẳng hiểu gì sâu xa! Nếu tôi nhớ không lầm thì hình như ĐGH Phaolô VI là người đầu tiên không dùng mũ ba tầng và không dùng kiệu trong ngày đăng quang. Chắc hẳn đó là cách canh tân cần thiết.



Chân phước Phaolô VI sinh ngày 26-9-1897 tại Concesio (Lombardy), trong một gia đình thượng lưu, với tên “cúng cơm” khá dài là Giovanni Battista Enrico Antonio Maria Montini. Cha ngài là luật sư nhưng lại làm biên tập viên báo chí và là người thúc đẩy hoạt động xã hội. Cậu Giovanni là người yếu đuối nhưng thông minh, từ nhỏ cậu đã được học với các linh mục Dòng Tên ở gần nhà tại Brescia. Ngay cả sau khi gia nhập chủng viện (1916), cậu vẫn được sống tại gia đình vì lý do sức khỏe.

Ngài thụ phong linh mục năm 1920 (mới 23 tuổi), sau đó ngài được gởi tới Rôma học tại ĐH Grêgôriô và ĐH Rôma, nhưng năm 1922 ngài được chuyển tới Accademia dei Nobili Ecclesiastici (Viện Giáo Sĩ) để học ngành Ngoại giao và vẫn học Giáo luật tại ĐH Grêgôriô. Năm 1923, ngài được gởi tới Warsaw làm khâm sứ nhưng rồi lại được gọi về Rôma (1924) vì mùa Đông Ba Lan lạnh quá khiến sức khỏe của ngài bị ảnh hưởng, rồi ngài được bổ nhiệm làm Quốc vụ khanh Tòa Thánh, và ngài giữ chức vụ này từ 1922 tới 1954. Ngoài việc ngài dạy học tại Accademia dei Nobili Ecclesiastici, ngài còn được bổ nhiệm làm tuyên úy cho FUCI (Federation of Italian Catholic University Students – Liên minh Sinh viên Đại học Công giáo Ý), do đó ngài ảnh hưởng mạnh tới các mối quan hệ của ngài với những người sáng lập Đảng Dân chủ Kitô giáo (Christian Democratic Party) thời hậu chiến.



Tại văn phòng Quốc vụ khanh, ĐHY Montini và ĐHY Domenico Tardini được coi là những vị thân cận và ảnh hưởng nhất của ĐGH Piô XII. Năm 1954, ĐGH Piô XII đã bổ nhiệm ĐHY Montini làm TGM của Milan, giáo phận lớn nhất Ý quốc, nhưng không thăng chức cho ngài làm Hồng y theo truyền thống của TGP Milan, điều mà tự động ngài trở thành Thư ký HĐGM Ý. ĐGH Gioan XXIII nâng ngài lên chức Hồng y năm 1958, và sau khi ĐGH Gioan XXIII qua đời, ĐHY Montini được coi là một trong những người có thể kế vị.

Khi được bầu làm giáo hoàng, ĐHY Montini chọn Tông hiệu Phaolô VI để chứng tỏ canh tân sứ vụ thế giới là loan truyền sứ điệp của Đức Kitô. Ngài tái mở Công đồng Vatican II, lý do là Công đồng phải tạm ngưng vì ĐGH Gioan XXIII qua đời. Sau khi Công đồng bế mạc, ĐGH Phaolô VI đảm trách việc giải thích và thực hiện sự ủy thác của Công đồng, thường bước đi trong đường hẹp giữa các hy vọng đối lập của nhiều phe nhóm trong Giáo hội Công giáo. Tầm quan trọng và chiều sâu của việc cải cách ảnh hưởng mọi lĩnh vực trong đời sống Giáo hội trong triều đại giáo hoàng của ngài đã phóng đại sự cải cách tương tự của người tiền nhiệm và kế vị.

Và rồi ĐHY Montini đắc cử giáo hoàng ngày 21-6-1963, với Tông hiệu Phaolô VI – ngày xưa gọi là Phaolô đệ lục, kế vị ĐGH Gioan XXIII. Triều đại Giáo hoàng của ĐGH Phaolô VI kéo dài tới ngày 6-8-1978. Thánh GH Gioan XXIII là người khai mạc Công đồng Vatican II, Chân phước GH Phaolô VI là người tiếp tục và bế mạc Công đồng này. Ngài mong muốn cải thiện mối quan hệ đại kết với Chính thống giáo và Tin lành, và đã có kết quả trong nhiều cuộc gặp gỡ lịch sử và thỏa hiệp.



Chân phước Phaolô VI là người sùng kính Đức Mẹ, thường nói tới Đức Mẹ tại các buổi hội nghị và hội thảo, thường viếng các Đền Đức Mẹ và ban hành ba tông thư về Đức Mẹ. Theo bước vị tiền nhiệm ngài là TGM Ambrose của TGP Milan, ngài tôn vinh Đức Mẹ là Mẹ Giáo Hội tại Công đồng Vatican II.

ĐGH Phaolô VI đã tìm cách đối thoại với thế giới, với người không là Kitô giáo, với các tôn giáo khác và người vô thần, không loại trừ ai. Ngài tự nhân mình là người tôi tớ khiêm nhường vì nhân loại đau khổ và đòi hỏi sự thay đổi nhiều ở người giàu tại Hoa Kỳ và Âu châu để hỗ trợ người nghèo trong thế giới thứ ba. Ngài đề cập vấn đề về hạn chế sinh sản (x. Tông thư Humanae Vitae – Sự sống Con người) và các vấn đề khác đã gây tranh luận tại Tây Âu và Bắc Mỹ, nhưng lại được hoan hô ở Đông phương, Nam Âu và Mỹ châu Latin.



Triều đại giáo hoàng của ngài ở trong giai đoạn thay đổi thế giới, sinh viên nổi dậy, chiến tranh Việt Nam và các cuộc nổi dậy khác. Năm 1937, ngài được bổ nhiệm thay thế về thường vụ dưới quyền ĐHY Quốc vụ khanh Pacelli, và ngài cùng ĐHY Pacelli tới Budapest (1938) tham dự Hội nghị Thánh Thể Quốc tế (International Eucharistic Congress). Khi ĐHY Pacelli được bầu làm giáo hoàng năm 1939, với Tông hiệu Piô XII, ĐHY Montini được tiếp tục giữ chức vụ dưới quyền tân Quốc vụ khanh là ĐHY Luigi Maglione. Khi ĐHY Luigi Maglione qua đời năm 1944, ĐHY Montini nghỉ chức vụ cũ. Trong Thế chiến II, ĐHY Montini đảm trách việc tổ chức công việc cứu tế bao quát và chăm sóc người tị nạn chính trị.

Trong mật nghị năm 1952, ĐGH Piô XII tuyên bố ngài muốn đưa ĐGM Montini và ĐGM Domenico Tardini vào Hồng y đoàn nhưng cả hai vị đều xin miễn. Nhưng ĐGH Piô XII đã phong cho hai vị tước Đại diện Quốc vụ khanh (Prosecretary of State). Năm sau, ĐGM Montini được bổ nhiệm làm TGM Milan nhưng vẫn không có tước hồng y. Ngài nhận nhiệm sở mới ngày 5-1-1955, và mau mắn được tiếng là “giám mục của giới lao động”. Ngài đổi mới cả giáo phận, rao giảng các sứ điệp Phúc Âm về xã hội, cố gắng giành lại giới lao động, thúc đẩy nền giáo dục Công giáo ở mọi cấp, và ủng hộ báo chí Công giáo.

Lúc này, ảnh hưởng của ngài rất mạnh đến nỗi được thế giới chú ý. Tại mật viện năm 1958, tên ngài thường được nhắc tới, và tại mật nghị đầu tiên bầu được ĐGH Gioan XXIII hồ tháng 12-1958, ngài là một trong 23 hồng y có thể đắc cử giáo hoàng, mà tên ngài luôn đứng đầu danh sách. Ngài đáp lại lời kêu gọi mở Công đồng ngay lập tức và trước khi nhóm họp, ngài đã được chọn làm cố vấn về quy chế hội nghị. Ngài được bổ nhiệm làm Ủy viên Chuẩn bị Chính yếu (Central Preparatory Commission) cho Vatican II và là Ủy viên Tổ chức Kỹ thuật (Technical-Organizational Commission).



Khi được bầu làm Giáo hoàng, trong sứ điệp đầu tiên ngài gởi cho thế giới, ĐGH Phaolô VI tự nhận mình là người tiếp tục công việc mà ĐGH Gioan XXIII đã khởi đầu. Trong suốt triều đại giáo hoàng của ngài, sự căng thẳng giữa tính ưu việt giáo hoàng và tính cộng đoàn của chức giám mục là nguyên nhân gây xung khắc. Ngày 14-9-1965, ngài tuyên bố tiệu tập Công nghị Giám mục mà các Giáo phụ Công đồng đã kêu gọi, nhưng một số vấn đề có vẻ thích hợp để thảo luận tại Công nghị được giữ bí mật. Luật độc thân đã bị bỏ vì tranh luận tại phiên họp thứ tư của Công đồng Vatican II, nhưng lại là chủ đề của Tông thư công bố ngày 24-6-1967; hạn chế sinh sản được giải quyết trong Tông thư Humanae Vitae (Sự sống Con người, 24-7-1968), và cũng là Tông thư cuối cùng của ngài. Các cuộc tranh luận về hai vấn đề này có xu hướng làm lu mờ những năm trước trong triều đại giáo hoàng của ngài.

ĐGH Phaolô VI chịu sức ép về sự so sánh với vị tiền nhiệm là ĐGH Gioan XXIII, người được mệnh danh là “ông già nhân hậu”. Tuy nhiên, những người biết rõ về ngài nhất đều mô tả ngài là người thông minh, sống nội tâm, khiêm nhường, kín đáo và hòa nhã, một người “vô cùng nhã nhặn”. Các tư tưởng đáng lưu ý của ngài có thể thấy trong các lời phát biểu, các lá thư và các lời tuyên bố của ngài. Sự thành công của Công đồng Vatican II đã ghi dấu ấn lịch sử của Giáo hội Công giáo, nhưng lịch sử cũng sẽ ghi nhớ công cuộc cải cách triệt để của ngài trong giáo triều Rôma, lời ngài phát biểu được đón nhận nồng nhiệt tại Liên Hiệp Quốc năm 1965, và hai Tông thư của ngài: Tông thư Populorum Progressio (Phát triển Dân số, 26-3-1967), và Tông thư Octogesima Adveniens (Bát thập Chu niên, 14-5-1971, kỷ niệm 80 năm công bố tông thưRerum Novarum [Tân Sự] của ĐGH Leo XIII).

Tông thư thứ nhất cho thấy nhận thức về nhiều vấn đề chỉ mới được làm sáng tỏ, và Tông thư Evangelii Nuntiandi (Loan báo Tin Mừng trong Thế giới, 8-12-1975) – tuyên bố quan trọng cuối cùng của ngài đã “chạm” đến vấn đề chính của khái niệm về sự giải thoát và sự cứu độ.



Chân phước Phaolô VI được mệnh danh là “Giáo hoàng Trầm tư”, và ngài còn được mệnh danh là “Giáo hoàng Hành hương” vì ngài đã đi tới các châu lục và đi nhiều nhất so với các giáo hoàng tiền nhiệm, đặc biệt là tới Na-da-rét ngày 5-1-1964. Ngài qua đời ngày 6-8-1978, lễ Hiển Dung (Chúa Giêsu biến hình). Ngài muốn đám tang ngài tổ chức đơn giản:KHÔNG nhà táng (catafalque) và KHÔNG bia tưởng niệm trên mộ ngài. Với Tông thư Humanae Vitae (Sự sống Con người), ngài được coi là một tiên tri (ngôn sứ). ĐGH Phaolô Vl đã được ĐGH Bênêđictô XVI tôn phong là Bậc Đáng Kính vào ngày 20-12-2012.

Ngày 14-9-1965, ngài thiết lập Công nghị Giám mục và Ban Cố vấn Giáo hoàng. Trong triều đại giáo hoàng của ngài đã có vài công nghị được tổ chức để thảo luận về các vấn đề đặc biệt, như Công nghị Giám mục về Phúc Âm hóa trong thế giới hiện đại, khai mạc ngày 9-9-1974.

Lạy Chân phước Giáo hoàng Phaolô VI, xin nguyện giúp cầu thay cho chúng con!


Trầm Thiên Thu

Tân Chân phước Giáo hoàng Phaolô VIconggiao.info/news/810/25086/tan-chan-phuoc-giao-hoang-phaolo-vi.aspx