Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Cha Lombardi : Không có Đức Hồng y nào tin vào việc thay đổi tín điều Giáo Hội


2/22/2014 4:19:12 PMPhát ngôn viên Vatican giải thích những gì mà Đức Thánh Cha Phanxicô và 150 hồng y thảo luận, trong phiên họp kín đầu tiên.
lombardi.jpg

Cha Federico Lombardi cho biết Đức Hồng y Walter Kasper nói khoảng hai giờ, chiếm gần hết thời gian trong phiên họp đầu tiên. Trong bài phát biểu của mình, ngài giải thích rằng những phiên họp này sẽ giúp các hồng y am hiểu những thách thức mà các gia đình phải đối mặt ngày hôm nay, và không thảo luận về việc thay đổi tín điều Giáo Hội.

Cha Federico Lombardi, Phát ngôn viên Vatican:

“Đức Hồng Y Kasper nói điều đó ổn thỏa: Ở đây, những nỗ lực của chúng ta là không tái xác định tín lý Giáo Hội. Chúng ta ai nấy đều biết điều này, và không ai nghĩ rằng chúng ta nên thay đổi tín lý của chúng ta. Những nỗ lực của chúng ta, ngài nói, là phải trở lại gốc rễ của tín lý tự thân, đó là Tin Mừng.”

Cha Lombardi cho biết các hồng y đã không nói về trường hợp hoặc ví dụ cụ thể. Nhưng ngài giải thích cách mà các vị hồng y nên tiếp cận vấn đề gai góc như hôn nhân và ly hôn trong các phiên này. Ngài cho biết tiếp:

“Điều đó có nghĩa là để cân bằng sự trung thành với lời nói và lòng thương xót của Đức Ki-tô, để am hiểu lòng từ bi của Thiên Chúa trong cuộc sống của con người, và lẽ đó trong công việc mục vụ của Giáo Hội.”

Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi Hồng Y đoàn giúp đỡ chuẩn bị Thượng Hội đồng Giám mục về gia đình diễn ra trong tháng Mười.

Quá trình phản ảnh dự kiến ​​sẽ lâu dài, và mất đến hai năm để hoàn thành.


Jos. Tú Nạc, NMS

Đức Thánh Cha tấn phong 19 hồng y mới sáng ngày 22-2-2014 tại Vatican



VATICAN - Sáng ngày 22-2-2014, lễ kính Toà Thánh Phêrô, ĐTC Phanxicô đã nhóm Công nghị đầu tiên để tấn phong 19 hồng y mới.

Hiện diện trong buổi lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô, đặc biệt có Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI. Ngài ngồi cạnh các hồng y thượng phụ và đẳng giám mục. Đây là lần đầu tiên ngài xuất hiện tại Đền thờ Thánh Phêrô trước công chúng từ sau khi từ nhiệm cách đây gần một năm.

18 tiến chức hồng y ngồi phía trước bàn thờ, gần đó phía sau là 130 hồng y, khoảng 100 giám mục và 9.000 tín hữu, trong đó có thân nhân, giáo hữu và 15 phái đoàn chính phủ các nước: phái đoàn Brazil và Haiti do Tổng thống liên hệ làm trưởng đoàn; nhiều phái đoàn các nước khác do các vị ngoại trưởng hoặc bộ trưởng hướng dẫn. Đặc biệt cũng có phái đoàn của chính phủ Việt Nam gồm 5 người do ông Dương Ngọc Tấn, Phó trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, làm trưởng đoàn. Đoàn đến dự để mừng ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh, khi còn làm thứ trưởng ngoại giao, ngài đã 3 lần hướng dẫn phái toàn Toà Thánh sang thăm Việt Nam và làm việc với các quan chức chính phủ.
Thành phần tiến chức hồng y
Có 16 tiến chức hồng y cử tri dưới 80 tuổi, gồm 4 vị thuộc các cơ quan trung ương Toà Thánh và 12 vị là giám mục chính toà.Xét về quốc tịch, các vị thuộc 12 nước: 4 vị người Ý, 12 vị còn lại thuộc 12 nước khác nhau, trong số này có 2 vị Á châu: thứ nhất là Đức TGM Anrê Yeom Soo Jung, hay là Liêm Chu Chánh, năm nay 71 tuổi (1943), TGM Giáo phận Thủ đô Hán Thành (Seoul). Ngài đã làm GM Phụ tá Giáo phận này trong 12 năm trước khi thăng TGM chính toà tại đây, kế nhiệm ĐHY Nicôla Trịnh Chấn Thích (Cheong Jin-Suk). Vị thứ hai là Đức TGM Orlando Quevedo, 75 tuổi (1939), TGM Giáo phận Cotabato ở miền nam Philippines, Dòng Thừa sai Hiến Sinh Đức Mẹ Vô nhiễm (OMI). Ngài từng làm Chủ tịch HĐGM Philippines và hiện nay cũng là Tổng Thư ký Liên HĐGM Á châu.Trong số 19 tân hồng y có 4 vị thuộc các dòng tu, đó là ĐHY Orani João Tempesta, TGM Rio de Janeiro, Brazil, thuộc Dòng Xitô, ĐHY Ricardo Ezzati Andrello, TGM Santiago de Chile thuộc Dòng Don Bosco, và ĐHY Orlando Quevedo người Philippines thuộc Dòng Thừa sai Hiến Sinh Đức Mẹ Vô Nhiễm, sau cùng là ĐHY Fernando Sebastián Aguilar, thuộc Dòng Thừa sai Thánh Clarét (CMF), nguyên TGM Giáo phận Pamplona, Tây Ban Nha.Tiến chức hồng y cao tuổi nhất là ĐHY Loris Francesco Capovilla, 98 tuổi, TGM hiệu toà Mesembria, nguyên là bí thư của Đức Chân phước Giáo hoàng Gioan XXIII. Vì già yếu nên ngài không đến Roma nhận mũ đỏ trong buổi lễ, nhưng ngài sẽ nhận sau trong một buổi lễ tổ chức tại nhà thờ làng quê của ngài, Sotto il Monte, thuộc Giáo phận Bergamo, bắc Italia.





Vị trẻ nhất là ĐHY Chibly Langlois, GM Giáo phận Les Cayes của Haiti, 55 tuổi.

Lễ phong Hồng y

Lễ phong Hồng y được cử hành dưới hình thức một buổi phụng vụ lời Chúa. Đảm nhận phần thánh ca trong buổi lễ, ngoài ca đoàn Sistina của Toà Thánh còn có ca đoàn Nhà thờ Chính toà Westminster, Luân Đôn, Anh quốc, Ca đoàn Mẹ Giáo Hội với 80 ca viên và ca đoàn của Học viện Giáo hoàng về Thánh nhạc ở Roma với 50 ca viên.

Khi tiến lên bàn thờ chính, ĐTC đã đến chào Đức nguyên Giáo hoàng rồi tiến tới trước Mộ Thánh Phêrô cúi mình, thinh lặng cầu nguyện.

Sau lời chào phụng vụ của ĐTC, ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh, đã đại diện mọi người chào mừng và cám ơn ĐTC. Khi ĐHY nhắc đến ĐGH Bênêđictô XVI mọi người đã nhiệt liệt vỗ tay thật lâu.

Tiếp đến, sau lời nguyện của ĐTC, cộng đoàn đã nghe tuyên bài Tin Mừng theo Thánh Marco (10,32-45) thuật lại hành trình của Chúa Giêsu cùng với 12 Tông đồ lên Jerusalem, qua đó Chúa loan báo cho các ông: Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và luật sĩ, bị kết án tử hình và giao cho dân ngoại, để chịu cực hình và hành quyết, nhưng ngày thứ ba Người sẽ sống lại. Nhưng Tông đồ Giacôbê và Gioan xin Chúa cho được ngồi bên tả và bên hữu; và trước sự phẫn nộ của các Tông đồ khác, Chúa dạy các môn đệ: "Ai muốn trở thành người cao trong trong các con, thì hãy thành người phục vụ, ai muốn trở thành người thứ nhất trong các con, thì hãy trở thành tôi tớ cho mọi người."

Huấn dụ của Đức Thánh Cha

Trong bài huấn dụ, ĐTC đã quảng diễn bài Phúc Âm vừa đọc:

"Chúa Giêsu đi trước họ." (Mc 10,32)

"Cả trong lúc này, Chúa Giêsu cũng đi trước chúng ta. Chúa luôn luôn đi trước chúng ta. Ngài đi trước và mở đường cho chúng ta. Và niềm tín thác và niềm vui của chúng ta là được làm môn đệ, ở với Chúa, đi sau, bước theo Chúa...

Khi chúng ta cùng nhau đồng tế thánh lễ đầu tiên tại Nhà nguyện Sistina, "tiến bước" là lời đầu tiên mà Chúa đã đề nghị với chúng ta: tiến bước, và rồi xây dựng và tuyên xưng.

Ngày hôm nay, lời ấy trở lại, nhưng như một hành vi, như một hành động của Chúa Giêsu tiếp tục: "Chúa Giêsu đi..." Điều này đánh động chúng ta trong Phúc Âm: Chúa Giêsu đi rất nhiều, và Ngài giảng dạy dọc theo hành trình. Đây là điều quan trọng. Chúa Giêsu không đến để giảng dạy một triết lý, một ý thức hệ... nhưng là một "con đường", một con lộ cần tiến bước với Ngài và con lộ này ta học biết trong cuộc hành trình. Đúng vậy, anh em thân mến, niềm vui của chúng ta là tiến bước với Chúa Giêsu.

Nhưng đây không phải là điều dễ dàng, không phải là điều dễ chịu, vì con đường mà Chúa Giêsu chọn chính là con đường thập giá. Trong khi họ đi đường, Chúa nói với các môn đệ về điều sẽ xảy ra tại Jerusalem: Ngài báo trước cuộc khổ nạn, cái chết và sự sống lại của Ngài. Và họ "kinh ngạc" và "đầy sợ hãi". Kinh ngạc vì đối với họ đi lên Jerusalem có nghĩa là tham dự vào chiến thắng của Đức Messia, chiến thắng của Ngài - chúng ta thấy điều đó qua lời thỉnh cầu của Giacôbê và Gioan; và đầy sợ hãi vì điều mà Chúa Giêsu sẽ phải chịu, và cả họ cũng có nguy cơ phải chịu.

Khác với các môn đệ thời ấy, chúng ta biết rằng Chúa Giêsu đã chiến thắng, và chúng ta không phải sợ Thập Giá, trái lại, trong Thập Giá, chúng ta được hy vọng. Nhưng cả chúng ta vẫn luôn là phàm nhân, là người tội lỗi, và chúng ta bị cám dỗ nghĩ đến cách thức của con người, thay vì của Thiên Chúa.

Và khi suy nghĩ một cách trần tục, thì hậu quả là gì? ”10 môn đệ khác tức giận với Giacôbê và Gioan” (c. 41). Họ thịnh nộ. Não trạng trần tục trổi vượt, sự cạnh tranh, ghen tương, phe phái xâm nhập vào.

Vì thế, lời mà Chúa nói với chúng ta hôm nay rất là lành mạnh! Lời ấy thanh tẩy nội tâm chúng ta, soi sáng lương tâm chúng ta, và giúp chúng ta hoàn toàn hòa hợp với Chúa Giêsu, và chúng ta cùng nhau làm điều ấy trong lúc Hồng y đoàn được gia tăng với các thành viên mới.

Bấy giờ Chúa Giêsu gọi họ đến cùng Ngài...” (Mc 10,42). Đó là một cử chỉ khác của Chúa. Dọc đường, Ngài thấy rằng cần phải nói với nhóm 12 môn đệ, Chúa dừng lại, gọi họ đến gần. Anh em thân mến, chúng ta hãy để Chúa Giêsu gọi chúng ta đến cùng Ngài! Hãy để Ngài triệu tập. Và hãy lắng nghe Chúa, cùng nhau chúng ta hãy vui mừng đón nhận Lời Ngài, để cho mình được Lời Chúa và Thánh Linh giáo huấn, để ngày càng trở thành một lòng một trí, chung quanh Chúa.

Và trong khi chúng ta được triệu tập, được Thầy duy nhất của chúng ta gọi đến, cả tôi cũng nói với anh em điều mà Giáo Hội đang cần: Giáo Hội đang cần anh em, cần sự cộng tác của anh em, và trước hết là cần sự hiệp thông của anh em, sự hiệp thông với tôi và giữa anh em với nhau. Giáo Hội đang cần lòng can đảm của anh em, để loan báo Tin Mừng trong mọi hoàn cảnh thuận tiện cũng như không thuận tiện, và để làm chứng về chân lý. Giáo Hội đang cần lời cầu nguyện của anh em, cần sự tiến bước tốt đẹp của đoàn chiên Chúa Kitô, cầu nguyện, cùng với việc loan báo Lời Chúa, chính là nghĩa vụ đầu tiên của giám mục. Giáo Hội đang cần sự cảm thương của anh em, nhất là trong lúc đau thương và đau khổ tại bao nhiêu nước trên thế giới. Chúng ta hãy bày tỏ sự gần gũi tinh thần với những cộng đoàn Giáo Hội và tất cả các Kitô hữu đang bị kỳ thị và bách hại. Giáo Hội đang cần lời cầu nguyện của chúng ta cho họ, để họ vững mạnh trong đức tin và biết đáp lại sự ác bằng sự thiện. Và kinh nguyện này của chúng ta được nới rộng tới mỗi người nam nữ đang chịu bất công vì những xác tín tôn giáo của họ. Giáo Hội cũng đang cần chúng ta để chúng ta trở thành những con người hoà bình và hoà giải cho các dân tộc trong thời đại này đang bị thử thách vì bạo lực và chiến tranh."

Và ĐTC kết luận:

"Anh em rất thân mến, xin cám ơn anh em! Chúng ta cùng nhau bước theo Chúa, hãy luôn để cho Chúa triệu tập, giữa đoàn dân trung thành với Mẹ Giáo Hội thánh thiện."

Nghi thức tấn phong

Sau bài huấn dụ, ĐTC bắt đầu nghi thức tấn phong hồng y mới. Ngài nói:

"Anh chị em rất thân mến, chúng tôi sắp thi hành một hành vi trọng đại và vui mừng trong thánh vụ của chúng tôi. Hành vi này có liên hệ trước tiên tới Giáo Hội tại Roma, nhưng cũng liên quan tới toàn thể cộng đồng Giáo Hội. Chúng tôi sắp gọi một số người anh em gia nhập Hồng y đoàn, để các vị được hiệp nhất với Toà Thánh Phêrô bằng một mối dây bền chặt hơn, trở nên thành phần của Hàng giáo sĩ Roma, và cộng tác mật thiết hơn với sứ vụ tông đồ của chúng tôi.

Mang mặc phẩm phục màu đỏ, các vị hồng y phải là những chứng nhân can trường của Chúa Kitô và Phúc Âm của ngài tại thành Roma cũng như tại những nơi xa xăm nhất. Vì vậy, với quyền của Thiên Chúa toàn năng của các Thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và quyền của chúng tôi, chúng tôi tấn phong và long trọng tuyên bố các anh em chúng tôi sau đây là hồng y của Hội Thánh Roma."

Đến đây, ĐTC lần lượt xướng tên 19 hồng y mới, cộng đoàn nhiệt liệt vỗ tay chào mừng khi tên mỗi vị được nhắc đến. Đứng đầu danh sách là ĐHY Pietro Parolin, người Ý, 59 tuổi, Quốc vụ khanh Toà Thánh, rồi đến 3 vị thuộc Giáo triều Roma: Đức TGM Lorenzo Baldisseri, Tổng Thư ký Thượng HĐGM, Đức TGM Gerhard Mueller, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, Đức TGM Beniamino Stella, Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ.

Tiếp đến là các vị TGM chính toà của các Giáo phận Westminster, Anh quốc; Managua Nicaragua, Québec, Canada; Abidjan, Côte d'Ivoire; Rio de Janeiro, Brazil; Perugia Italia, Buenos Aires Argentina; Seoul, Hàn Quốc; Santiago de Chile; Ouagadougou Burkina Faso; Cotabato, Philippines; Les Cayes, Haiti. Sau cùng là 3 vị đã quá 80 tuổi là Capovilla Italia, Sebastián Aguilar, Tây Ban Nha; Edward Felix, nguyên TGM Castries, thuộc quần đảo Antille.

ĐTC ấn định 3 vị tân hồng y thuộc đẳng phó tế là 3 vị thuộc Giáo triều Roma. 15 vị còn lại, kể cả ĐHY Parolin, là các hồng y thuộc đẳng linh mục, hầu hết là những vị đang coi sóc các giáo phận ở các nơi.

Tiếp tục nghi thức, theo lời mời gọi của ĐTC, các tiến chức hồng y tuyên xưng đức tin và tuyên thệ trung thành với Chúa Kitô và Tin Mừng của Chúa, luôn luôn tuân phục Toà Thánh và Thánh Phêrô nơi bản thân ĐTC Phanxicô và các đấng kế vị ngài được bầu lên hợp pháp; luôn bảo tồn bằng lời nói và hành động tình hiệp thông với Giáo hội Công giáo; không bao giờ tiết lộ cho người nào những gì đã được uỷ thác để gìn giữ, mà sự tiết lộ điều ấy có thể gây hại hoặc làm ô danh Hội Thánh; hết sức chuyên cần và trung tín thi hành các công tác được kêu gọi thi hành trong việc phục vụ Giáo Hội, theo các quy tắc luật định.

Kế đến, từng hồng y lần lượt tiến lên quì trước mặt ĐTC để ngài đội mũ đỏ hồng y, với lời nhắn nhủ:

"Để ngợi khen Thiên Chúa Toàn Năng và mang lại vinh dự cho Toà Thánh, ĐHY hãy nhận mũ đỏ này như dấu chỉ phẩm vị hồng y, có nghĩa là ĐHY phải sẵn sàng cư xử can đảm, cho đến độ đổ máu đào, để làm tăng trưởng đức tin Kitô giáo, cho hoà bình và yên hàn của Dân Chúa, cho tự do và sự mở rộng Giáo Hội Roma Thánh."

Và khi trao nhẫn, ngài nói:

"Đức hồng y hãy nhận chiếc nhẫn từ tay của Phêrô, và đức hồng y hãy biết rằng nhờ yêu mến vị Thủ lãnh các thánh tông đồ mà lòng yêu mến Giáo hội của ĐHY được kiện cường."

Sau cùng, ĐTC trao sắc chỉ về việc phong hồng y cũng như việc chỉ định tước hiệu thánh đường của tân chức.

Sau khi lãnh mũ và sắc phong các tân hồng y trao đổi cử chỉ bình an với ĐTC các vị đến chào các hồng y cũ rồi lên ngồi trên 18 chiếc ghế dành cho các vị.

Nghi thức tấn phong các hồng y mới kết thúc với Kinh Lạy Cha và lời nguyện của ĐTC xin cho các tôi tớ Chúa là các tân hồng y khi kiên trì xây dựng Giáo Hội, chiếu tỏa rạng ngời với đức tin toàn vẹn và tâm trí tinh tuyền. Sau cùng là bài Thánh ca Lạy Nữ Vương Thiên Đàng. Bấy giờ là 12 giờ 15 phút.

Chiều cùng ngày 22-2-2014, từ lúc 4 giờ 30, các tân hồng y đã được nhiều người thân, bạn hữu và quan khách đến chúc mừng tại các địa điểm được chỉ định cho mỗi vị: 4 tân hồng y thuộc giáo triều ở trong Dinh Giáo Hoàng, và 14 vị còn lại tại nhiều địa điểm trong khu vực Đại Thính đường Phaolô VI.

G. Trần Đức Anh OP
VIDEO: PHONG CHỨC 19 HỒNG Y MỚI:
http://www.youtube.com/watch?v=EpnXDGpb6as#t=868



Nguồn: RV

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

14 tấm hình chúng ta không mong được nhìn thấy của ĐGH Phanxicô


1/9/2014 8:18:09 PMChúng ta không mong được nhìn thấy những tấm hình này hôm qua, nhưng nó đã cho chúng ta phải suy nghĩ
Pope01.jpg

Pope02.jpg

Pope03.jpg

Pope04.jpg

Pope05.jpg

Pope06.jpg

Pope07.jpg

Pope08.jpg

Pope09.jpg

Pope10.jpg

Pope11.jpg

Pope12.jpg

Pope13.jpg

Pope14.jpg


Jos. Tú Nạc, NMS Sưu Tầm
http://conggiao.info/news/2624/20761/14-tam-hinh-chung-ta-khong-mong-duoc-nhin-thay-cua-dgh-phanxico.aspx

Hộ chiếu và thẻ căn cước mới của Đức Giáo Hoàng Phanxicô


2/18/2014 10:37:08 PMĐây là hộ chiếu (passport) và thẻ căn cước (ID Card) mới của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
PopeFrancis-Passport.jpg

Bộ trưởng Nội vụ Argentina ông Florencio Randazzo nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã yêu cầu có một thẻ căn cước và hộ chiếu mới để ngài có thể "tiếp tục ...đi du hành khắp thế giới với quốc tịch Argentina". Đức Giáo Hoàng đã tự đi chụp ảnh kỹ thuật số, quét dấu vân tay và ký chữ ký của ngài tại một văn phòng thuộc Bộ Nội Vụ Argentina ở Italia, và ngài sẽ nhận được thẻ căn cước và hộ chiếu mới trong những ngày tới. 

Trước đây, Đức Giáo Hoàng với tư cách là nguyên thủ Vatican, khi du hành ngài chỉ dùng hộ chiếu ngoại giao của người đứng đầu nhà nước Thành Vatican và không phải làm thủ tục xuất nhập cảnh như người bình thường sử dụng hộ chiếu phổ thông khi đến một quốc gia nào đó. Với yêu cầu có một hộ chiếu phổ thông, Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn mọi thứ dành cho mình như một người bình thường chứ không phải dành cho nguyên thủ quốc gia.


(FB ĐGH / REUTERS, ngày 17 tháng 2 năm 2014.)
http://conggiao.info/news/2624/21381/ho-chieu-va-the-can-cuoc-moi-cua-duc-giao-hoang-phanxico.aspx

Graffiti Siêu Giáo Hoàng


1/29/2014 10:25:25 PMMột bức họa graffiti mới được vẽ trên đường phố Rôma mô tả Đức Phanxicô là một vị Siêu Giáo Hoàng (Super Pope) theo cách chơi chữ của từ Siêu Nhân (Superman), tay cầm chiếc cặp với dòng chữ "Valores", tiếng Việt nghĩa là "Giá trị".

Bức họa ...được vẽ hôm 28-01-2014 trên tường ở khu Borgo Pio, gần Quảng trường Thánh Phêrô. Mới đây, Đức Thánh Cha Phanxicô được tạp chí danh tiếng TIME bình chọn là 'Nhân vật của năm 2013'. Ngài làm thế giới ngạc nhiên khi có lối sống vô cùng giản dị và những thông điệp cùng hành động hướng tới người nghèo. Bức họa này đã được Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội của Tòa Thánh Vatican phê chuẩn và đưa lên trang Twitter hôm qua. (Ảnh: AP/Gregorio Borgia)  

SuperPope-1.jpg


SuperPope-2.jpg

PopeFrancis-RollingStone.jpg

http://conggiao.info/news/2624/21080/graffiti-sieu-giao-hoang.aspx
|

Khai mạc công nghị ngoại thường của Hồng y đoàn


2/20/2014 8:27:59 PMVATICAN. Sáng 20-2-2014, Công nghị ngoại thường của Hồng y đoàn đã khai diễn tại Hội trường Thượng HĐGM trước sự hiện diện của ĐTC và khoảng 150 Hồng Y.
PopeFrancis-20Feb2014-1.jpg

Trong số các tham dự viên cũng có 18 tiến chức Hồng Y. Ngoài ra có nhiều Hồng y vì lý do già yếu bệnh tật, hoặc vì lý do khác, không đến tham dự, trong đó có ĐHY Việt Nam Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn. Nếu kể cả 19 Hồng y mới thì Hồng y đoàn lên tới 218 vị.

Công nghị bắt đầu lúc 9 giờ rưỡi sáng, với kinh giờ Ba. Sau lời chào mừng của ĐHY Angelo Sodano, niên trưởng Hồng y đoàn, ĐTC đã lên tiếng chào mừng tất cả các Hồng y, đặc biệt là các vị sẽ được phong hồng y vào ngày mai, thứ bẩy 22-2. Ngài cũng đề cập đến đề tài của khóa họp 2 ngày này về gia đình và nói:

”Trong những ngày này, chúng ta sẽ đặc biệt suy tư về gia đình là tế bào cơ bản của xã hội nhân loại. Ngay từ đầu Đấng Tạo Hóa đã chúc lành cho người nam và người nữ để họ sinh sản ra nhiều trên trái đất; và như thế gia đình trên thế giới tượng trưng sự phản ánh Chúa Ba Ngôi và Duy Nhất.

”Suy tư của chúng ta sẽ luôn để ý đến vẻ đẹp của gia đình và hôn nhân, sự cao cả của thực tại nhân trần này, vừa đơn sơ nhưng cũng rất phong phú, được hình thành nhờ vui mừng và hy vọng, cơ cực và đau khổ, cũng như trọn cuộc sống. Chúng ta sẽ tìm cách đào sâu thần học về gia đình và việc mục chúng ta cần thực hiện trong hoàn cảnh ngày nay. Chúng ta thực hiện điều này theo chiều sâu và không rơi vào những trường hợp lẻ tẻ, “những nố lương tâm”, vì làm như thế chắc chắn nó sẽ hạ thấp trình độ việc làm của chúng ta”.

ĐTC cũng nhận xét rằng ”Gia đình ngày nay bị coi rẻ, bị ngược đãi, và điều chúng ta được yêu cầu thực hiện, đó là nhìn nhận rằng thành lập một gia đình, làm gia đình ngày nay, thực là điều chân, thiện, mỹ dường nào; gia đình thực là điều không thể thiếu được đối với đời sống của thế giới và tương lai của nhân loại. Chúng ta được yêu cầu làm nổi bật kế hoạch rạng ngời của Thiên Chúa về gia đình và giúp đỡ các đôi vợ chồng vui sống kế hoạch đó trong cuộc sống của họ, tháp tùng họ giữa bao nhiêu khó khăn”.

Rồi ĐTC cám ơn ĐHY Walter Kasper, người Đức, nguyên chủ tịch Hội đồng Toà Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, vì sự đóng góp quí giá cho Công nghị Hồng y này qua bài thuyết trình dẫn nhập của ngài về ”Tin Mừng gia đình”.

ĐHY niên trưởng Sodano đã nhắc đến ĐHY tân cử Loris Capovilla, 98 tuổi, nguyên bí thư của Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan 23 không đến Roma được để nhận mũ đỏ Hồng Y trong công nghị sáng thứ bẩy 22-2, tại Đền thờ Thánh Phêrô, vì tuổi già sức yếu. Mọi người đã nhiệt liệt chào ĐHY Capovilla.

Gần trọn phiên họp ban sáng được dành cho bài gợi ý dài của ĐHY Kasper. Văn bản bài này dành cho các Hồng y nên không được phổ biến, nhưng cha Lombardi, Giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh cho biết, trong phần kết luận, ĐHY Kasper nói với các Hồng y rằng: ”Chúng ta phải lấy một điểm khởi hành tích cực và tái khám phá, cũng như loan báo Tin Mừng gia đình trong tất cả vẻ đẹp của Tin Mừng này. Sự thật có sức thuyết phục nhờ vẻ đẹp của nó. Chúng ta phải góp phần bằng lời nói và sự kiện, làm sao để con người tìm được hạnh phúc trong gia đình và làm sao họ có thể làm chứng về niềm vui ấy cho các gia đình khác. Chúng ta phải hiểu gia đình một cách mới mẻ như Giáo Hội tại gia, làm cho gia đình thành con đường ưu tiên trong công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng, canh tân Giáo Hội, một Giáo Hội lữ hành nơi dân chúng và với dân chúng. Trong gia đình, người ta cảm thấy thoải mái như ở nhà, hoặc ít là họ tìm một nhà trong gia đình. Trong các gia đình, Giáo Hội gặp gỡ thực tại sự sống, và vì thế, gia đình là phương pháp kiểm chứng việc mục vụ và là một điều cấp thiết trong công trình tái truyền giảng Tin Mừng. Gia đình là tương lại, và cũng là con đường tương lai cho Giáo Hội”

Sau bài thuyết trình của ĐHY Kasper, có 2 Hồng y lên tiếng phát biểu, mỗi vị chừng 5, 10 phút. Phiên họp kết thúc lúc 12 giờ 30. Các Hồng y tiếp tục lên tiếng trong phiên họp ban chiều từ 4 giờ rưỡi đến 7 giờ tối.

Hai phiên họp ngày 21-2-2014, sáng và chiều, cũng theo thời biểu đó và dành cho các bài phát biểu của các Hồng Y.

(G. Trần Đức Anh OP, RadioVaticana 20.02.2014/ SD 20-2-2014)

PopeFrancis-20Feb2014-2.jpg

PopeFrancis-20Feb2014-9.jpg
Đức Hồng Y tân cử Brenes  người Nicaragua

PopeFrancis-20Feb2014-10.jpg
Đức Hồng Y tân cử  Langlois người Haiti

PopeFrancis-20Feb2014-3.jpg
Đức Hồng Y tân cử Stella người Ý 

PopeFrancis-20Feb2014-4.jpg
Đức Hồng Y tân cử Ezzati Andrello người Chile

PopeFrancis-20Feb2014-5.jpg
Đức Hồng Y tân cử Lacroix người Canada

PopeFrancis-20Feb2014-6.jpg
Đức Hồng Y tân cử Bassetti người Ý

PopeFrancis-20Feb2014-7.jpg
Đức Hồng Y tân cử Muller người Đức, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin

PopeFrancis-20Feb2014-8.jpg
Đức Hồng Y tân cử Jean-Pierre Kutwa người Bờ Biển Ngà (Ảnh: Max Rossi/Reuters)



http://conggiao.info/news/809/21407/khai-mac-cong-nghi-ngoai-thuong-cua-hong-y-doan.aspx
|


Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

Mẫu gương sống đạo: Vô địch trượt băng quốc tế Kim Yuna làm dấu Thánh Giá mỗi khi tranh tài.


Trần Mạnh Trác2/17/2014


Cô làm dấu Thánh Giá không phải vì thói quen hoặc để cầu may, cô đã đoạt nhiều giải vô địch trước khi gia nhập đạo Công Giáo và trước khi biết đến dấu Thánh Giá là gì.

Kim Yuna, 24 tuổi, đã từng là một cái tên ưa chuộng trong mọi gia đình Hàn Quốc vào năm 2007 khi cô bị gẫy xuơng đầu gối sau một tai nạn tranh tài. Vị bác sĩ điều trị cho cô là một người Công Giáo và chính ông này đã giới thiệu cô với các Sơ đang phục vụ tại đó.

Cô đã trở lại đạo, cô lấy tên Thánh bằng chữ Latin là "Stella Maris" có nghĩa là Đức Mẹ Sao Biển.

Sau khi theo đạo, cô luôn luôn đeo ảnh Đức Mẹ Ban Ơn trên trang phục, đeo vòng nhẫn Tràng Hạt Mân Côi trên ngón tay (mà nhiều người hâm mộ đã lầm tưởng đó là chiếc nhẫn đính hôn,) và cô luôn làm dấu Thánh Giá trước và sau mọi cuộc biểu diễn.

Những dấu hiệu tôn giáo như vậy thường tạo ra ác cảm và không đem lại lợi lộc gì trong nền văn hoá thế tục hiện nay. Trong cuộc thi Olympic đang diễn ra ở Sochi, người ta đã ra luật không cho phép đeo bất kỳ thứ gì có tính cách quảng bá. Nhiều người nghĩ rằng qui luật mới này nhắm vào chính cô.

Những qui luật chống đạo như vậy không phải là hiếm, ngay chính ở Hoa Kỳ đã từng có một qui luật nhắm vào ngôi siêu sao Foot Ball Tim Tebow không cho anh viết bất kỳ số ký hiệu Thánh Kinh nào trên quầng mắt, và ngày nay Tim Tebow đã không còn được chơi cho đội banh nào nữa.

 Kim Yuna, nữ vận động viên trượt băng nổi tiếng của Hàn Quốc

Riêng cô Kim Yuna, cô vẫn thắng giải. Cô đã giành được huy chương vàng Olympic 2010 tại Canada, trở thành lực sĩ Hàn Quốc đầu tiên chiếm giải trượt băng nghệ thuật Thế vận hội. Cô lập nhiều kỷ lục Olympic mới. Cô hiện là quán quân giải trượt băng Thế Giới.

Cô đang hy vọng sẽ chiếm một huy chương vàng Olympic thứ hai nữa trước khi vê hưu và trở thành một quan chức cho Olympic muà Đông năm 2018, sẽ tổ chức ở Hàn Quốc.

Nhắc lại Hàn Quốc đã nhận được vinh dự làm chủ nhà cho Olympic năm 2018 một phần là nhở ở sự vận động và tên tuổi cuả cô.

 Kim Yuna, quán quân giải trượt băng nghệ thuật thế giới 

Với Á Châu, Kim Yuna là hiện thân cuả nghệ thuật trượt băng. Trước muà Thế Vận Hội, vào ngày 17 tháng 6 năm 2012 cô Kim đã trình diễn cho chương trình Artistry On Ice ở Trung Quốc và bà Li Sheng, chủ tịch ban tổ chức, cho biết đã phải bỏ ra hai năm trời để thuyết phục cô Kim tham dự. Bà nói thêm: "Sự tham dự cuả cô tạo ra một bước đột phá cho Artistry On Ice, và cho lịch sử trượt băng nghệ thuật của Trung Quốc, mặc dù cô chỉ tham gia một phần rất nhỏ ở Thượng Hải mà thôi."

Sự danh tiếng và tiền bạc không làm cho cô Kim quên đi những người nghéo khổ, tính đến năm 2009 thì cô đã đóng góp hơn 2.0 tỷ won ($1.7 triệu Mỷ Kim) cho các công việc từ thiện.

Riêng năm 2012 cô đã tặng một số tiền là 70 triệu won (59,300 mỹ kim) cho một tổ chức từ thiện Công Giáo để xây dựng 100 trường ở Nam Sudan.

 Kim Yuna, gương sống chứng nhân kitô giáo

Cách sống đức tin công khai cuả cô cũng đã là nguồn cảm hứng cho nhiều người. Môt chủng sinh cuả Tổng Giáo Phận Detroit là Phạm Evan đã viết cho CNA/EWTN News rằng 'Thầy' đã rất ấn tượng bởi hành động cầu nguyện cuả cô.

Gương sống chứng nhân một cách công khai này, Thầy Phạm nói , gợi cảm hứng cho Thầy cởi mở hơn với việc chia sẻ niềm tin với người khác.

Thấy giải thích thêm rằng khi lớn lên, Thầy đã "rất lo lắng về đức tin của mình " Đặc biệt là cầu nguyện ở nơi công cộng . " Tôi không muốn 'người ta nghĩ rằng tôi là một người kỳ lạ,' " Thầy nói thêm rằng việc công khai bày tỏ niềm tin thường " tạo ra một mục tiêu để nhắm bắn ngay trên trán của bạn" cho những ý kiến tiêu cực, cười nhạo và đàn áp.

Khi nhìn thấy cô Kim cầu nguyện trên băng, sự sợ hãi cuả Thầy đã bị thách thức.

"Đó là một hành động thường xuyên cuả cô ấy ", Thầy nói. " Wow . Thật đúng là một cách của một chứng nhân, " hành động đó khiến Thầy tự hỏi mình :" Nếu cô ấy làm được điều này , tại sao tôi không thể làm được như vậy ? "

"Yuna Kim đã dạy tôi về 'các cơ hội thể hiện đức tin Công Giáo một cách công khai,'" Thầy Phạm nói.
http://vietcatholic.com/News/Html/121650.htm
-------------------------------------------------------

VIDEO: Yuna Kim Relives Her Golden Olympic Performance | Olympic Rewind

http://www.youtube.com/watch?v=bbX1GgpwFZc


Thánh lễ an táng cha Giuse Cao Đình Trị, DCCT tại Saigon


VRNs (17.02.2014) – Sài Gòn – “Bản thân tôi đã nhiều lần tiếp cận với cha Giuse Cao Đình Trị. Cảm nhận riêng của tôi, thì đây là con người công chính. Ngài là người đầy tớ trung thành và khôn ngoan của Chúa giữa lòng thế giới hôm nay.” Đó là lời của Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Gm Giáo phận Kon Tum trong bài giảng lễ an táng cho cha Giuse Cao Đình Trị, DCCT diễn ra vào lúc 6 giờ, ngày 17.02 tại Đền Đức Mẹ HCG Sài Gòn.
Đúng 06 giờ, sau khi một thầy Học viện đọc tiểu sử của cha Giuse, đoàn đồng tế từ nhà khách Tu viện tiến ra nhà thờ trong khi cộng đoàn cất lời hát nhập lễ: “Lạy Chúa bao ngày tháng con hằng mơ ước, tìm về bên Chúa nguồn vui suối an hòa.”
Thánh lễ an táng cho cha Giuse Cao Đình Trị hôm nay có rất đông linh mục, tu sĩ cũng như bà con giáo dân trong và ngoài Gx. Đức Mẹ HCG tham dự. Cùng đồng tế với Đức cha Micae có khoảng 130 linh mục dòng cũng như triều, trong đó có cha Giuse Ngô Sĩ Đình, Giám Tỉnh dòng Đaminh Việt Nam, quý cha Quản Hạt, quý cha Bề trên thuộc các cộng đoàn tu tại Sài Gòn.
Ngồi phía dưới lòng nhà thờ, ngoài thân nhân và bà con giáo dân cũng có hơn 100 nam nữ tu sĩ thuộc các dòng tu khác nhau. Chúng tôi thấy tu phục của các thầy dòng Thánh Thể, quý soeur dòng Đaminh, Mến Thánh Giá, Phaolô, Nữ Tử Bác Ái, Con Đức Mẹ Nam Vang và một số dòng tu khác.
Ngoài thân nhân, những người đội chiếc khăn trắng trên đầu tham dự thánh lễ đưa tiễn cha Giuse, cũng có nhiều hội đoàn trong và ngoài Gx. Đức Mẹ đã được cha thành lập, linh hướng hay đồng hành trước đây đến tham dự thánh lễ cầu nguyện cho cha.
Bài giảng của Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh trong thánh lễ an táng cha giuse:
IMG_1285
Đoàn đồng tế với khoảng 130 linh mục tiến vào nhà thờ cử hành thánh lễ an táng cho cha Giuse
IMG_4953
IMG_4956
Quý thầy dòng Thánh Thể tham dự thánh lễ an táng
IMG_4986
Trong bài giảng, sau khi nói về tầm quan trọng của những việc lành – là người bạn sẽ theo con người ra trước mặt Chúa, Đức cha Micae nói rằng: “Khi chúng ta nhớ tới cha Giuse thì chúng ta nghĩ tới một người đã khôn ngoan và trung tín với Chúa.”
Cuối bài giảng, Đức cha Micae nhắc tới ba nguyện ước: “Với cha Giuse, chúng ta nguyện ước cho ngài hưởng ánh tôn nhan Chúa”. “Với Giáo hội Việt Nam, nguyện xin Chúa ban cho có nhiều ơn gọi tân hiến như gương của cha Giuse để phục vụ, đặc biệt những người nghèo khổ, những người bị áp bức, những người bị bỏ rơi.” “Nguyện xin cho xã hội và thế giới có nhiều người đón nhận niềm tin vào một Thiên Chúa là Cha, để thế giới bớt đi hận thù.”
Cuối thánh lễ, cha Giuse Hồ Đắc Tâm, Phó Giám Tỉnh đã cử hành nghi thức tiễn biệt cha Giuse. Sau đó, quý thầy Học viện đã đưa linh cữu cha Giuse ra xe để tới nhà hỏa táng Bình Hưng Hòa. Tại đây, cha Giuse Trịnh Ngọc Hiên, Giám đốc Học viện DCCT cùng với quý cha quý thầy trong Dòng và bà con thân nhân cũng như những người yêu mến cha Giuse đã cử hành nghi thức cuối cùng tiễn biệt cha về với Chúa.
IMG_4963
Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Gm Giáo phận Kon Tum chủ sự và giảng lễ
IMG_4960
IMG_4970
 Nhiều nữ tu lớn tuổi đến tham dự thánh lễ tiễn đưa cha Giuse về với Chúa
IMG_1302
Cha Giuse Hồ Đắc Tâm, Phó Giám Tỉnh cử hành nghi thức tiễn biệt cha Giuse
IMG_1310
Các thầy Học viện khiêng linh cữu cha Giuse ra xe tang sau khi thánh lễ và các nghi thức kết thúc
IMG_1313
IMG_5000
IMG_1317
IMG_1321
Những giọt nước mắt tiễn biệt cha Giuse lần cuối
IMG_1326
IMG_1333
PV.VRNs
http://chuacuuthenews.wordpress.com/2014/02/17/thanh-le-an-tang-cha-giuse-cao-dinh-tri-dcct/#more-33967

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Đức Thánh Cha gặp gỡ 30 ngàn người đính hôn nhân ngày Tình Yêu VALENTINE 14-02-2014


2/14/2014 10:46:04 PMVATICAN. Lần đầu tiên ĐTC Phanxicô gặp gỡ riêng các cặp đính hôn. Ngài nhắn nhủ họ đừng chiều theo thứ văn hóa tạm bợ; vun trồng sự lịch sự, biết ơn và tha thứ cho nhau, và nhất là để Chúa hiện diện trong đời sống chung.
PopeFrancis-14Feb2014-3.jpg
AP Photo/Alessandra Tarantino

Đáp lời mời của Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, 30 ngàn người đính hôn đến từ 30 quốc gia đã đến tham dự cuộc gặp gỡ với ĐTC, tại quảng trường thánh Phêrô trưa 14-2-2014, nhân ngày lễ kính thánh Valentino, GM giáo phận Terni, tử đạo ở Roma, bổn mạng của các cặp đính hôn. Hiện diện tại Quảng trường cũng có hơn 10 GM đặc trách các Ủy ban gia đình.

Thánh Valentine, Giám mục Tử đạo, mừng kính ngày 14-02

Từ 11 giờ sáng họ bắt đầu sinh hoạt chung qua phần ca hát và trình bày chứng từ, trong khi chờ đợi ĐTC đến quảng trường lúc 12 giờ rưỡi.

Đức TGM Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, đã nhắc lại sự tích thánh Valentino hồi thế kỷ thứ 4 đã giúp một thiếu nữ Công Giáo kết hôn với một người lính Lamã ngoại đạo, từ đó nhiều cặp khác cũng xin thánh nhân giúp đỡ và ngài được tôn làm bổn mạng các cặp đính hôn.

3 cặp đã lần lượt trình bày chứng từ về cuộc sống và việc chuẩn bị cuộc sống hôn nhân và chuẩn bị lễ cưới. Họ đã nêu lên 3 câu hỏi xin ĐTC chỉ dẫn.

Câu hỏi thứ I: sợ dấn thân mãi mãi

Kính thưa ĐTC, bao nhiêu người ngày nay nghĩ rằng hứa chung thủy trọn đời với nhau là một công trình quá khó khăn; nhiu người cảm thấy rằng thách đố sống với nhau trọn đời thật là đẹp, hấp dẫn, nhưng quá khó khăn, hu như không th được. Chúng con xin Cha một lời để soi sáng chúng con về vấn đề này.

ĐTC Đáp: Thật là điều quan trọng khi tự hỏi mình có thể yêu nhau trọn đời không. Ngày nay bao nhiêu người sợ không dám đưa ra những chọn lựa vĩnh viễn, trọn đời, đối với họ dường như đó là điều không thể được. Ngày nay tất cả đều thay đổi mau lẹ, không có gì kéo dài mãi.. Và tâm thức này làm cho bao nhiêu người chuẩn bị kết hôn nói rằng: ”Chúng ta ở với nhau bao lâu còn tình yêu”. Nhưng chúng ta hiểu thế nào là tình yêu? Phải chăng đó chỉ là một tình cảm, một trạng thái tâm vật lý? Chắc chắn nếu tình yêu là như thế, thì ta không thể xây dựng mình cái gì vững chắc. Nhưng trái lại nếu tình yêu là tương quan, thì nó là một thực tại tăng trưởng và chúng ta cũng có thể nói giống như khi chúng ta xây một căn nhà. Căn nhà ta cùng nhau kiến thiết, chứ không xây một mình! Xây dựng có nghĩa là tạo điều kiện thuận lợi và giúp tăng trưởng. Anh chị em đính hôn thân mến, anh chị em đang chuẩn bị cùng nhau tăng trưởng, xây dựng căn nhà này, để sống với nhau mãi mãi. Anh chị không muốn xây dựng căn nhà trên cát tình cảm đến rồi đi, nhưng trên đá tảng của tình yêu chân thực, tình yêu đến từ Thiên Chúa. Gia đình phát sinh từ dự án tình yêu muốn tăng trưởng như ta xây dựng một căn nhà là nơi yêu thương, giúp đỡ, hy vọng, nâng đỡ nhau. Cũng như tình yêu của Thiên Chúa vững bền và mãi mãi, cả tình yêu kiến tạo gia đình chúng ta muốn nó vững bền và mãi mãi. Chúng ta không được để mình bị ”nền văn hóa tạm thời” lướt thắng.

Vậy làm sao chúng ta chữa trị thái độ sợ hãi sự mãi mãi, sự dấn thân trọn đời? Thưa ta chữa trị mỗi ngày bằng cách tín thác vào Chúa Giêsu trong một cuộc sống trở thành một hành trình thiêng liêng hằng ngày, được kết thành nhờ từng bước một, tăng trưởng chung, quyết tâm trở thành những người nam nữ trưởng thành trong đức tin. Vì, hỡi anh chị em đính hôn thân mến, vấn đề ”mãi mãi” ở đây không phải chỉ là một vấn đề lâu dài! Một cuộc hôn nhân không thành công chỉ vì nó kéo dài, nhưng điều quan trọng là chất lượng của hôn nhân. Ở với nhau và biết yêu thương nhau mãi mãi là thách đố đối với các đôi vợ chồng Kitô. Tôi nghĩ đến phép lạ bánh hóa ra nhiều: đối với anh chị em, Chúa cũng có thể làm cho tình yêu của anh chị em hóa ra nhiều và ban tình yêu mới mẻ và tốt đẹp ấy mỗi ngày cho anh chị em. Ngài có kho dự trữ tình yêu vô biên! Chúa ban cho anh chị em tình yêu là nền tảng sự kết hợp của anh chị em và mỗi ngày Ngài đổi mới, củng cố tình yêu ấy. Ngài càng làm cho tình yêu ấy lớn hơn khi gia đình tăng trưởng với con cái. Trong hành trình này điều quan trọng cần cầu nguyện. Anh chị chị em hãy cầu xin Chúa gia tăng tình yêu của mình. Trong kinh Lạy Cha chúng ta nói: ”Xin ban cho chúng con lương thực hằng ngày”. Các đôi vợ chồng cũng có thể học cầu nguyện thế này: ”Lạy Chúa, xin ban cho chúng con tình yêu hằng ngày”

Anh chị em cùng lập lại: ”Lạy Chúa, xin ban cho chúng con tình yêu hằng ngày!”, xin dạy chúng con yêu nhau, thương mến nhau hết lòng! Hễ anh chị em càng tín thác nơi ngài, thì tình yêu của anh chị em càng bền vững mãi mãi, có khả năng đổi mới và vượt thắng mọi khó khăn.

- Câu hỏi thứ hai: Sống chung, lối sống hôn nhân

Kính thưa ĐTC, sống chung mỗi ngày thật là đẹp, mang lại vui mừng, nâng đ. Nhưng đó cũng là một thách đố cần phải đương đầu. Chúng con tin rằng cần học yêu thương nhau. Có một lối sống vợ chồng, một linh đạo về cuộc sống thường nhật. Đức Thánh Cha có thể giúp chúng con trong vấn đề này không?

ĐTC đáp: Sống chung là một nghệ thuật, một hành trình kiên nhẫn, đẹp đẽ và hấp dẫn. Nó không chấm dứt khi anh chị em đã chinh phục được nhau.. Trái lại chính lúc đó là lúc bắt đầu! Hành trình này mỗi ngày như thế có những qui luật có thể được tóm tắt trong 3 lời mà tôi đã nói với các gia đình và anh chị em cũng có thể học sử dụng với nhau: xin vui lòng (permesso), cám ơn (grazie), và xin lỗi (scusa).

Xin vui lòng: Đó là lời yêu cầu lịch sự có thể đi vào đời sống của người khác trong sự tôn trọng và quan tâm chú ý. Cần học xin: Anh có thể làm điều này không? Anh có muốn chúng ta làm như thế không? Chúng ta chọn sáng kiến này, giáo dục con cái thế này được không? Em có muốn chúng ta ra ngoài tối nay không? Tóm lại, nói ”xin vui lòng” có nghĩa là biết đi vào đời sống người khác một cách lịch sự. Trái lại nhiều khi người ta quen dùng những phương thế nặng nề, mạnh bạo, như những thứ giầy leo núi! Tình yêu đích thực không áp đặt bằng sự cứng cỏi và gây hấn. Trong cuốn Tiểu Kỳ hoa của thánh Phanxicô, chúng ta thấy có câu này: ”Con hãy biết rằng sự lịch sự là một trong những đặc tính của Thiên Chúa... lịch sự chính là anh em của đức bác ái, lịch sự dập tắt oán ghét và bảo tồn tình yêu” (Cap. 37). Đúng vậy lịch sự bảo tồn tình yêu. Và ngày nay trong các gia đình chúng ta, trong thế giới, thường gặp bạo lực và kiêu căng, cần có lịch sự rất nhiều.

Cám ơn: Nói cám ơn, xem ra là điều dễ dàng, nhưng chúng ta biết không phải như vậy.. Là điều quan trọng! Chúng ta dạy cho các trẻ em nói cám ơn, nhưng rồi chúng ta lại quên nói! Lòng biết ơn là một tâm tình quan trọng: anh chị em có nhớ Tin Mừng theo thánh Luca không? Chúa Giêsu chữa lành 10 người bệnh phong cùi nhưng rồi chỉ có một người trở lại cám ơn Chúa Giêsu. Và Chúa nói: vậy 9 người kia đâu rồi? Điều này cũng được áp dụng cho chúng ta: chúng ta có biết cám ơn không? Trong tương quan của chúng ta bây giờ, và mai ngày trong đời sống hôn nhân, điều quan trọng là luôn ý thức rằng người bạn đường của mình là một hồng ân của Thiên Chúa mà ta phải luôn biết ơn. Và trong thái độ nội tâm ấy hãy cám ơn nhau về mọi sự. Đó không phải là một lời tử tế chỉ dùng với người ngoài, để được coi là người có giáo dục. Cần phải biết nói cám ơn nhau, để cùng nhau tiến bước tốt đẹp.

- Xin lỗi: Trong cuộc sống, chúng ta phạm bao nhiêu lỗi lầm. Tất cả chúng ta đều phạm lỗi. Có lẽ không có ngày nào mà chúng ta không có vài sai lầm. Vì thế cần phải nói lời đơn sơ này: xin lỗi. Nói chung mỗi người chúng ta đều sẵn sàng cáo người khác và biện minh cho chính mình. Đó là một bản năng là nguồn gốc của bao nhiêu thảm hại. Chúng ta hãy học nhìn nhận lỗi của mình và xin lỗi: Xin lỗi nếu anh đã to tiếng, xin lỗi nếu anh đi qua mà không chào em, xin lỗi nếu em đến trễ, xin lỗi nếu tuần này em đã im lặng nhiều như thế, nếu em nói nhiều quá mà chẳng bao giờ chịu nghe, xin lỗi nếu anh quên... Một gia đình Công giáo cũng lớn lên như thế, tất cả chúng ta đều biết rằng không có gia đình hoàn hảo, cũng chẳng có người chồng, người vợ hoàn hảo, cũng chẳng có mẹ chồng hoàn hảo (!). Chúng ta là những người tội lỗi. Chúa Giêsu biết rõ chúng ta, ngài dạy chúng ta một bí quyết: đừng bao giờ kết thúc một ngày mà không xin lỗi, không làm cho an bình trở lại trong nhà chúng ta, trong gia đình chúng ta. Nếu chúng ta học cách xin lỗi và tha thứ cho nhau, thì hôn nhân sẽ kéo dài, sẽ tiến bước.

Câu hỏi 3: Chuẩn bị hôn phối: lối cử hành hôn phối

Kính thưa ĐTC, trong nhng tháng này chúng con đang làm rất nhiều để chuẩn bị cho hôn lễ của chúng con. ĐTC có thể cho chúng con một lời khuyên để cử hành tốt đẹp lễ cưới của chúng con không?

ĐTC trả lời: Anh chị hãy làm sao để lễ cưới thực là một buổi lễ, buổi lễ Kitô chứ không phải là một buổi lễ trần tục! Lý do sâu xa nhất của niềm vui trong ngày ấy đã được Tin Mừng theo thánh Gioan chỉ cho chúng ta: Anh chị em có nhớ phép lạ tiệc cưới Cana không? đến một lúc nào đó họ hết rượu và buổi lễ dường như bị hỏng. Theo đề nghị của Mẹ Maria, trong lúc ấy, Chúa Giêsu tỏ mình ra lần đầu tiên, và ngài làm phép lạ biến rước thành rượu, và khi làm như thế ngài cứu vãn tiệc cưới. Điều xảy ra tại Cana cách đây 2 ngàn năm, trong thực tế cũng xảy ra trong mỗi lễ cưới: Điều làm cho lễ cưới của anh chị em được trọn vẹn và chân thực sâu xa chính là sự hiện diện của Chúa, Đấng tỏ mình và ban ơn sủng của Ngài. Chính sự hiện diện của Chúa ban tặng ”rượu ngọn”, chính Chúa là bí quyết niềm vui trọn vẹn, niềm vui sưởi ấm tâm hồn thực sự.

Nhưng đồng thời, điều tốt đẹp là làm sao để lễ cưới của anh chị em biểu lộ, làm nổi bật điều thực sự quan trọng. Một số người quan tâm lo lắng đến những dấu hiệu bên ngoài, đến bữa tiệc, chụp hình, quay phim, quần áo, hoa.. Đó là những điều quan trọng trong một buổi lễ, nhưng chỉ khi nào chúng có khả năng chỉ rõ động lực đích thực của niềm vui chúng ta: phúc lành của Chúa trên tình yêu của anh chị em. Hãy làm sao để, như rượu tại tiệc cưới Cana, những dấu chỉ bên ngoài trong lễ cưới của anh chị em biểu lộ sự hiện diện của Chúa và nhắc nhớ cho anh chị em và mọi người hiện diện nguồn gốc và động lực niềm vui của anh chị em”.

Cuộc gặp gỡ kết thúc với lời nguyện giáo dân do các cặp đính hôn xướng lên, Kinh Lạy Cha và Phép lành của ĐTC. Ngài còn đứng lại đích thân bắt tay chào thăm khoảng 60 người, trước khi dùng xe mui trần tiến qua các lối đi để chào thăm mọi người. Bấy giờ là gần 2 giờ chiều.


(
G. Trần Đức Anh OP, RadioVaticana 14.02.2014)

PopeFrancis-14Feb2014-2.jpg

PopeFrancis-14Feb2014-1.jpg

PopeFrancis-14Feb2014-4.jpg

PopeFrancis-14Feb2014-5.jpg

PopeFrancis-14Feb2014-6.jpg

PopeFrancis-14Feb2014-7.jpg

PopeFrancis-14Feb2014-8.jpg


http://conggiao.info/news/809/21306/duc-thanh-cha-gap-go-30-ngan-nguoi-dinh-hon.aspx

 THÔNG TIN KHÁC VỀ NGÀY LỄ TÌNH YÊU VALENTINE 14-02:
- Về hạnh tích Thánh VALENTINE, Giám mục Tử đạo:
http://baolaodongthudo.com.vn/truyen-thuyet-ve-ngay-le-tinh-yeu/25/127544