Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Ngày bi thảm cho Hôn Nhân ở Hoa Kỳ

6/27/2013 9:30:48 AMTối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ ngày 26 tháng 6 đã phán quyết với tỷ lệ 5-4 một phần quan trọng của Bộ Luật Bảo Vệ Hôn Nhân (DOMA: Defense of Marriage Act) là vi hiến, chính phủ liên bang phải công nhận những "hôn nhân đồng tính" cuả các tiểu bang.
  TimothyDolan.jpg
Tư pháp Anthony Kennedy, viết cho đa số như sau: Bộ Luật Bảo Vệ Hôn Nhân "vi phạm thủ tục cơ bản và nguyên tắc được bảo vệ công bình".

Tòa án nói rằng phần 3 của DOMA, định nghĩa hôn nhân như sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ, vi phạm sự bảo đảm bình đẳng của Hiến pháp Hoa Kỳ.

"Hiệu lực thực tế của bộ luật này là áp đặt một bất lợi, một tình trạng phân biệt đối xử, và do đó, một sự kỳ thị trên tất cả những ai tham gia vào những cuộc hôn nhân đồng tính được hợp pháp hoá bởi quyền lực không thể tranh cãi cuả các Tiểu Bang HK".

Tư Pháp Antonin Scalia, đại diện cho thiểu số bất đồng, đã bác bỏ giả định của phe đa số là bộ luật có mục đích "chê bai", "làm tổn thương", "xuống cấp", "hạ thấp" và "làm nhục" cá nhân đồng tính.

Thay vào đó, ông giải thích, DOMA "chỉ làm một việc là hệ thống hóa một khía cạnh của hôn nhân mà xã hội của chúng ta chưa từng bao giờ đặt câu hỏi trong hầu hết lịch sử của nó - Thực ra, hầu như tất cả các xã hội trong tất cả lịch sử nhân loại cũng đã không bao giờ đặt câu hỏi như thế"

"Nếu một xã hội muốn có thay đổi thì đó là một điều," ông nói, "nhưng lại là một điều khác khi mà một tòa án dùng pháp luật để áp dụng thay đổi" bằng cách tuyên bố những người chống đối (hôn nhân đồng tính) là "kẻ thù của nhân loại."

Những người phản đối "hôn nhân đồng tính" đã lên tiếng lo ngại về quyền tự do tôn giáo nếu hôn nhân được định nghĩa lại.

ở các tiểu bang công nhận "hôn nhân đồng tính," các cơ sở bác ái xã hội cuả Công Giáo đã bị buộc phải đóng cửa vì chỉ đặt con nuôi cho một gia đình có một người mẹ và một người cha. Các cơ quan phi lợi nhuận và chủ doanh nghiệp tư nhân cũng đã phải đối mặt với nhiều áp lực và các vụ kiện buộc họ phải công nhận hôn nhân đồng tính, đi ngược với với niềm tin tôn giáo của họ.

Hậu quả cuả phán quyết về hôn nhân này sẽ có những tác động sâu rộng, vì luật DOMA có ảnh hưởng đến hơn 1.000 luật của liên bang và cả một khối to lớn cuả các quy định liên bang khác.

Cùng ngày, Tòa án tối cao cũng bác bỏ đơn kháng cáo bảo vệ cuộc Trưng Cầu Dân Ý số 8 cuả California (California’s Proposition 8

Nhắc lại sau khi một tòa án California phán quyết rằng "hôn nhân đồng tính" phải được công nhận trong tiểu bang, những người bảo vệ hôn nhân đã phát động một chiến dịch sửa đổi hiến pháp để công nhận hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ.

Trưng Cầu Dân Ý số 8 đã được phê duyệt bởi cử tri nhưng nhanh chóng bị thách thức tại tòa án. Một tòa cấp dưới đã phán quyết rằng các đề xuất là không hợp hiến, và trường hợp được kháng cáo lên toà trên.

Tòa án tối cao đã bác bỏ kháng cáo dựa trên cơ sở kỹ thuật chứ không phải là trên cơ sở giá trị, có nghĩa là phán quyết của tòa cấp dưới bãi bỏ Trưng Cầu Dân Ý số 8 vẫn có hiệu lực. Nói cách khác vấn đề 'hôn nhân đồng tính' sẽ được đấu lại tại California.

Theo phán quyết này, các tiểu bang có thể chọn định nghĩa hôn nhân cho phù hợp với mình. Về các tiểu bang hợp pháp hóa "hôn nhân đồng tính" thì chính phủ liên bang phải công nhận giá thú cuả họ. Hiện nay, chỉ có 12 tiểu bang và District of Columbia công nhận "hôn nhân đồng tính".

matrimony.JPG  
Hội Đồng Giám Mục HK, Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ, và Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của San Francisco, Chủ tịch Tiểu ban khuyến khích và bảo vệ hôn nhân, đã nhanh chóng ra một tuyên bố về phán quyết cuả Tối Cao Pháp Viện là một “Ngày bi thảm cho Hôn Nhân và cuả Quốc Gia"
 
Lời tuyên bố như sau.
"Hôm nay là một ngày bi thảm cho hôn nhân và cuả đất nước chúng ta. Tòa án Tối cao đã thực hiện một sự bất công sâu sắc cho người dân Mỹ bằng cách bác bỏ một phần của bộ luật Bảo Vệ Hôn Nhân cuả Liên Bang. Tòa án đã làm sai. Chính phủ liên bang phải tôn trọng sự thật rằng hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ, ngay cả khi các tiểu bang không làm như vậy. Việc bảo tồn tự do và công lý đòi hỏi tất cả các luật lệ, dù là cuả liên bang hay tiểu bang, phải tôn trọng sự thật, kể cả sự thật về hôn nhân. Cũng là bất hạnh khi mà Tòa án đã không nắm lấy cơ hội để bảo vệ cuộc Trưng Cầu Dân Ý số 8 cuả California mà thay vào đó quyết định không đưa ra phán quyết nào về vấn đề này. Lợi ích chung của tất cả mọi người, đặc biệt là cuả các con em cuả chúng ta, phụ thuộc vào một xã hội có sự cương quyết để duy trì sự thật về hôn nhân. Bây giờ là thời gian để nỗ lực hơn nữa trong việc làm chứng cho sự thật này. Những quyết định này là một phần của một cuộc tranh luận chung có những hậu quả nghiêm trọng. Tương lai của hôn nhân và hạnh phúc của xã hội chúng ta đang bị treo trên một sợi dây đu.

"Hôn nhân là định chế duy nhất, kết hợp một người nam và một người nữ trong cuộc sống, cung cấp một nền tảng vững chắc là Có Cha Có Mẹ cho mọi đứa trẻ sinh ra từ sự kết hợp của họ.

"Nền Văn hóa của chúng ta đã quá lâu khinh thường những gì đã được xác nhận qua bản chất cuả con người, kinh nghiệm, sự hợp lẽ, và qua sự thiết kế khôn ngoan của Thiên Chúa: đó là sự khác biệt giữa một người nam và một người nữ là quan trọng, và sự khác biệt giữa một người mẹ và một người cha cũng là quan trọng. Trong khi văn hóa thất bại nhiều trong việc tăng cường hôn nhân, nhưng điều này không phải là lý do để từ bỏ hôn nhân. Bây giờ phải là thời gian để củng cố hôn nhân thêm lên, không phải là lúc để tái định nghiã nó.

"Khi Chúa Giêsu dạy về ý nghĩa của hôn nhân - là suốt đời, là sự kết hợp một vợ một chồng – Chuá đã nhắc lại rằng sự sáng tạo ra con người của Thiên Chúa ngay từ "thuở ban đầu" là có nam có nữ (x. Mt 19). Khi đương đầu với phong tục và pháp luật của thời đó, Chúa Giêsu đã dạy một chân lý phổ biến mà mọi người có thể hiểu được. Sự thật của hôn nhân sẽ tồn tại, và chúng tôi sẽ tiếp tục mạnh dạn tuyên bố với sự tự tin và với lòng từ thiện.

"Bây giờ thì Tòa án tối cao đã ban hành quyết định rồi, với một quyết tâm mới chúng tôi kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo và tất cả mọi người dân của đất nước tốt đẹp này hãy đứng lên để chung nhau kiên định việc thúc đẩy và bảo vệ ý nghĩa độc đáo của hôn nhân: một người nam, một người nữ, cho sự sống. Chúng tôi cũng cầu nguyện cho việc xét lại quyết định của Tòa án và những hậu quả được giải thích rõ ràng thêm."



Trần Mạnh Trác

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

LM.Giacôbê Nguyễn Tấn Đường (Ông Ngoại) đang nằm viện tại Gia Lai

Kontum ngày 19.6.2013
LM. Giacôbê Nguyễn Tấn Đường, 94 tuổi


Kính thưa Quý Cha và Gia Đình Giáo Phận Kon Tum,
Văn Phòng TGM xin thông báo:
Cha Giacôbê Nguyễn Tấn Đường (Ông Ngoại), 94 tuổi, đang nghỉ hưu tại Tòa Giám Mục Kon Tum, vì tuổi già và bệnh tật ngài đang được điều trị tại Bệnh Viện Hoàng Anh Gialai, thành phố Pleiku (khoa Nội, phòng đặc biệt).
Kính xin Quý Cha và Cộng Đoàn cầu nguyện cho ngài để mọi sự đều đẹp ý Chúa.
VP TGM kính báo.
Lm Luy Nguyễn Quang Hoa.

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Ngôi thánh đường mới ở biên giới giúp hoà giải Seoul và Bình Nhưỡng


Ngôi thánh đường sẽ được khánh thành và dâng hiến cho lòng nhân từ và sự cứu chuộc của Chúa. Bên trong có các bức khảm mô tả các vị tử đạo, do các hoạ sĩ ở miền bắc thực hiện. Đức TGM về hưu của Seoul cho biết toà nhà tượng trưng cho ước vọng hoà bình, thống nhất và hoà giải, làm phấn khởi người dân Hàn Quốc. 

EMTY (Seoul, 6-20-2013, AsiaNews, Joseph Yun Li-sun) - Một ngôi thánh đường mới được dâng hiến cho lòng nhân từ và sự cứu chuộc của Chúa, toạ lạc nơi biên giới ngăn cách hai miền Triều Tiên, sẽ được khánh thành vào ngày 25-6, đánh dấu dịp kỷ niệm 60 năm hiệp định đình chiến kết thúc cuộc chiến tranh làm chia cắt bán đảo Triều Tiên. Theo Hội đồng Giám mục Công giáo Hàn Quốc, ngôi nhà thờ mới “mong muốn trở thành một biểu tượng rõ ràng về ước vọng hoà bình và hoà giải trong nước”.

Nơi thờ phượng này toạ lạc ở Paju, cách Thủ đô Seoul của Hàn Quốc 50 km về phía bắc. Thánh lễ Khánh thành sẽ được Đức Hồng y Nicholas Cheong Jin-suk, Tổng Giám mục về hưu của Seoul, cử hành. “Ngôi nhà thờ” - vị Giám mục nói - “tượng trưng cho ước vọng hoà bình, thống nhất và hoà giải, làm phấn khởi người dân Hàn Quốc”. Trong buổi lễ, “chúng tôi sẽ cầu nguyện cho những người đã bỏ mình trong chiến tranh và cầu xin Chúa ban cho chúng tôi sự thanh thản”, ngài nói. Linh mục Chánh xứ sẽ là Cha Lee Eun-hyung, Chủ tịch Uỷ ban Giám mục về Hoà giải Dân tộc Triều Tiên.

Việc xây dựng toà nhà bắt đầu từ năm 1997, khi một nhóm người Công giáo chạy trốn khỏi Bắc Triều Tiên đã quyết định mua đất và tặng cho Giáo hội địa phương để xây dựng một “dấu hiệu của hy vọng và hoà bình”. Kể từ tháng 4-2006, dự án được giám sát bởi Tổng Giáo phận Seoul, là đơn vị tài trợ cho công trình,.

Bên trong thánh đường là những bức khảm (mosaics) của các hoạ sĩ thuộc Phòng Nghệ thuật Mansudae, có trụ sở ở miền bắc: chúng mô tả các vị tử đạo của Bình Nhưỡng và tỉnh Hoàng Hà (Hwanghae), là vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi cuộc đàn áp tôn giáo. Ở bên ngoài được thiết kế dựa theo kiến trúc của Nhà thờ Chính toà Jinsadong, được xây dựng năm 1926 và bị người cộng sản phá huỷ.

Trung tâm Hoà giải Quốc gia ở bên cạnh nhà thờ do Cộng đồng Công giáo điều hành. Trong nhiều năm, trung tâm đã tiếp đón những người tị nạn chạy trốn chế độ Bình Nhưỡng của miền Bắc, cung cấp cho họ những khoá học để hoà nhập vào xã hội và tìm công ăn việc làm cho họ. Ngoài ra, các nhà truyền giáo mới tại đây cũng được đào tạo về đối thoại tôn giáo và giao thương với miền Bắc.

Lm. Matthias Hur Young-yup, Chánh Văn phòng Tổng Giáo phận Seoul, cho biết: “Điều quan trọng nhất mà Giáo hội Hàn Quốc có thể làm để giúp cho việc thống nhất đất nước là cầu nguyện và giáo dục. Nhiều năm qua, Uỷ ban đã dấn thân để hoà giải trong lĩnh vực giáo dục, nhằm giúp người dân Hàn Quốc hiểu nhiều hơn về người anh em của họ ở miền Bắc và từ đó làm giảm các trở ngại về thông tin liên lạc. Niềm hy vọng tốt nhất của chúng tôi là đối thoại.”
Mai Trang

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Đức Thánh Cha bổ nhiệm 2 Giám Mục Phụ Tá cho giáo phận Vinh và Hưng Hóa


6/15/2013 6:54:56 PMVATICAN. Ngày 15-6-2013, Phòng báo chí Tòa Thánh thông báo: ĐTC Phanxicô đã bổ nhiệm 2 GM phụ tá cho giáo phận Vinh và Hưng Hóa.
PopeFrancis-15Jun2013-01.jpg

Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, Tổng đại diện giáo phận Vinh, được bổ nhiệm làm GM phụ tá giáo phận này với hiệu tòa là Megalopoli di Proconsolare.

Đức Cha Phêrô Viên năm nay 48 tuổi, sinh ngày 8 tháng 1 năm 1965 tại Hướng Phương tỉnh Quảng Bình, giáo phận Vinh. Sau khi mãn tiểu học và trung học, theo học tại Đại học Huế và đậu cử nhân khoa học kinh tế (1987-1992). Năm 1984 thi hành nghĩa vụ quân sự và năm 1993 gia nhập Đại chủng viện Vinh Thanh, thụ phong linh mục ngày 3-10-1999 thuộc giáo phận Vinh.

Sau khi thụ phong Linh Mục, cha Phêrô Viên được gửi đi học tại Học viện Công Giáo ở Sydney, Australia, từ năm 200 0 đến 2009, đậu tiến sĩ thần học, và trong thời gian học cũng làm việc mục vụ cho cộng đoàn Việt Nam tại Sydney.

Trở về nước năm 2009, Cha làm Phó Giám đốc kiêm Giáo sư Tín Lý tại Đại chủng viện Vinh Thanh.

Từ năm 2010, cha làm Tổng đại diện của giáo phận Vinh.

- Vị thứ hai là Cha Alphongsô Nguyễn Hữu Long, thuộc tu đoàn Xuân Bích, Giám đốc đại chủng viện Huế, được ĐTC bổ nhiệm làm tân GM Phụ tá giáo phận Hưng Hóa, với hiệu tòa Gummi di Bizacena.

Đức Cha Alphongsô Long năm nay 60 tuổi, sinh ngày 25-1 năm 1953, theo học tại tiểu chủng viện thánh Gioan ở Đà Nẵng từ năm 1965 đến 1972, rồi tại Đại chủng viện Hòa Bình cũng tại giáo phận này từ năm 1972 đến 1978. Từ 1978 đến 1982 cha thi hành nghĩa vụ dân sự tại tỉnh Quảng Nam. Thầy Long thụ phong linh mục ngày 29-12 năm 1990 thuộc giáo phận Đà Nẵng và gia nhập Tu đoàn Xuân Bích.

Sau khi thụ phong linh mục, Cha Alphongsô Long đảm nhận các công việc sau đây:

- 1990 đến 1994: Phó Xứ Tam Kỳ, Đà Nẵng

- 1994 đến 1998: theo học và đậu cử nhân giáo luật tại Học Viện Công Giáo Paris, Pháp.

- 1999-2001: Cha sở giáo xứ Hà Lam, giáo phận Đà Nẵng

- 2001 - 2003: Cha Sở Trà Kiệu, giáo phận Đà Nẵng

- 2003 - 2011: Linh hướng và Giáo Sư giáo luật, Giáo Sử và Huấn giáo tại Đại chủng viện Huế

- Từ 2011: Giám đốc Đại chủng viện Huế


(G. Trần Đức Anh OP, RadioVaticana 15-06-2013)

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

Đức Thánh Cha tiếp kiến Đức Giáo Chủ Liên hiệp Anh giáo


6/15/2013 12:16:33 AMVATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 14-6-2013, dành cho Đức TGM Justin Welby, Giáo chủ liên hiệp Anh giáo, ĐTC Phanxicô cổ võ sự cộng tác giữa hai Giáo Hội trong việc thăng tiến các giá trị Kitô và hòa bình.
PopeFrancis-14Jun2013-01.jpg

Đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa ĐTC Phanxicô và Đức Giáo Chủ Welby. Tháp tùng Đức TGM có phu nhân và đoàn tùy tùng. Ngoài ra, hiện diện tại buổi tiếp kiến cũng có Đức Cha Vincent Nichols, TGM Công Giáo của giáo phận Westminster, cũng là Chủ tịch HĐGM Anh quốc.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhắc đến những quan hệ giữa Anh giáo và Công Giáo, đặc biệt trong thập niên gần đây với hành trình xích lại gần nhau và trong tinh thần huynh đệ, cũng như công cuộc đối thoại thần học qua Ủy ban quốc tế. Ngài cũng cám ơn nỗ lực chân thành của Giáo Hội Anh giáo tại Anh quốc đã tỏ ra thông cảm đối với những lý do khiến Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16 thiết lập Giáo hạt tòng nhân để đón nhận các tín hữu Anh giáo xin gia nhập Công Giáo và vẫn giữ nguyên truyền thống phụng vụ của Anh giáo.

ĐTC nói: ”Tôi chắc chắn rằng kiện này cũng giúp thế giới Công Giáo biết rõ hơn và quí chuộng những truyền thống linh đạo, phụng vụ và mục vụ thuộc gia sản của Anh giáo”.

”Ngoài ra, qua việc cầu nguyện, sự dấn thân tiến bước trên con đường tiến về hiệp nhất được canh tân hằng ngày, và có thể được biểu lộ trong sự cộng tác với nhau thuộc nhiều lãnh vực của cuộc sống. Trong số này, đặc biệt có chứng tá về sự tham chiếu Thiên Chúa và thăng tiến các giá trị Kitô, đứng trước một xã hội nhiều khi đặt lại vấn đề cả những nền tảng của sự sống chung, như sự tôn trọng đặc tính thánh thiêng của sự sống con người, hoặc sự ổn định vững chắc của định chế gia đình dựa trên hôn nhân”.

ĐTC cũng nhắc đến sự dấn thân hoạt động để có công bằng xã hội nhiều hơn, một chế độ kinh tế phục vụ con người và công ích. Ngài nói: ”Trong các nghĩa vụ của chúng ta với tư cách là chứng nhân tình yêu của Chúa Kitô, có nghĩa vụ phải lên tiếng thay cho những người nghèo, để họ không bị bỏ mặc cho những luật lệ kinh tế nhiều khi chỉ coi con người là người tiêu thụ”.

ĐTC đề cập đến và ca ngợi sự kiện Đức Giáo chủ Welby của Anh giáo đã cùng với Đức TGM Vincent Nichols can thiệp với chính phủ Anh để tìm một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột tại Siria, bảo đảm an ninh cho toàn dân, kể cả những nhóm dân thiểu số, trong đó có các cộgn đoàn Kitô địa phương. Các tín hữu Kitô chúng ta mang hòa bình và ân phúc như một kho tàng để trao tặng thế giới, nhưng những món quà này chỉ mang lại thành quả nếu các tín hữu Kitô sống và hoạt động với nhau trong sự hàp hợp. Như thế sẽ dễ góp phần xây dựng những quan hệ tôn trọng và sống chung hòa bình với những người thuộc các truyền thống tôn giáo khác và cả những người không tín ngưỡng”. 

(G. Trần Đức Anh OP, RadioVaticana 14-06-2013/ SD 14-6-2013)


PopeFrancis-14Jun2013-02.jpg

PopeFrancis-14Jun2013-03.jpg

PopeFrancis-14Jun2013-04.jpg

Phái đoàn Tòa Thánh và Việt Nam kết thúc cuộc gặp gỡ tại Vatican


6/15/2013 12:13:29 AMVATICAN. Trưa ngày 14-6-2013, Phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố thông cáo chung về cuộc gặp gỡ lần thứ 4 của Nhóm Làm việc chung Việt Nam và Tòa Thánh tại Vatican.
Vatican-Vietnam.jpg  Thứ trưởng Tòa thánh Antoine Camilleri và Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn.
Nguyên văn thông cáo chung như sau:

”Thực hiện thỏa thuận đã đạt được trong cuộc gặp gỡ lần thứ 3 của Nhóm Làm Việc chung Tòa Thánh và Việt Nam tại Hà Nội hồi tháng 2 năm 2012, cuộc gặp gỡ lần thứ 4 của Nhóm Làm việc chung đã diễn ra tại Vatican trong hai ngày 13 và 14-6-2013. Đức Ông Antoine Camilleri, Thứ Trưởng ngoại giao Tòa Thánh và Ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng ngoại giao, Trưởng đoàn Việt Nam, đã đồng chủ tọa cuộc gặp gỡ.

Hai bên đã trao đổi tin tức về tình trạng liên hệ, duyệt qua và thảo luận về những quan hệ giửa Việt Nam và Tòa Thánh, và về những vấn đề liên hệ tới Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam.

Phái đoàn Việt Nam đã nhấn mạnh sự kiên trì thực thi và những cải tiến liên tục trong chính sách của Đảng và Nhà Nước Việt Nam về việc tôn trọng và bảo đảm tự do tôn giáo và các tín ngưỡng cũng như luôn khích lệ các tôn giáo khác và đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam tích cực tham gia tiến trình xây dựng đất nước và phát triển kinh tế và xã hội.

Phía Tòa Thánh đánh giá cao và cám ơn sự quan tâm của chính quyền các cấp đối với hoạt động của Giáo Hội Công Giáo, đặc biệt là Đại Hội kỳ 10 của Liên HĐGM Á châu nhóm tại Xuân Lộc và Thành Phố Hồ chí Minh hồi tháng 12 năm 2012, cũng như các cuộc viếng thăm mục vụ của Đại diện không thường trú của Tòa Thánh, Đức TGM Leopoldo Girelli. Tòa Thánh nêu bật ước muốn phát triển thêm các quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh, nhấn mạnh nhu cầu cần có một vị Đại Diện Tòa Thánh thường trú tại Việt Nam, có lợi ích cho tất cả những phe liên hệ.

Cả hai bên nhìn nhận việc rao giảng của Giáo Hội về việc ”sống Tin Mừng giữa lòng Đất Nước” và về sự kiện ”là một người Công Giáo tốt cũng có nghĩa là một công dân tốt”. Tòa Thánh đã khẳng định ý chí của Giáo Hội Công Giáo góp phần theo cách thế đặc thù của mình vào công ích của xã hội, thông truyền và thực thi các giáo huấn liên lục của các vị Giáo Hoàng về vấn đề này.

Cả hai bên đã đồng ý rằng các quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh đã tiến triển tích cực trong tinh thần thiện chí, trao đổi tích cực và tôn trọng các nguyên tắc trong quan hệ giữa hai bên. Trong tinh thần này, và đứng trước cam kết phát triển thêm các quan hệ hỗ tương, công việc của vị Đại Diện Tòa Thánh không thường trú sẽ được dễ dàng hơn để Ngài có thể chu toàn sứ vụ một cách phong phú hơn.

Cuộc gặp gỡ đã diễn ra trong một bầu không khí chân thành thân mật, cởi mở và tôn trọng lẫn nhau.

Hai bên đã thỏa thuận sẽ gặp lại nhau tại Hà Nội trong cuộc gặp gỡ thứ năm của Nhóm Làm việc chung Việt Nam và Tòa Thánh. Ngày giờ cuộc gặp gỡ sẽ được thiết định qua đường ngoại giao.

Nhân dịp này, Phái đoàn Việt Nam cũng đã thăm Ngoại Trưởng Tòa Thánh, Đức TGM Dominique Mamberti.


(G. Trần Đức Anh OP chuyển ý, RadioVaticana 14-06-2013)

Giáo Hội là Dân Thiên Chúa có luật lệ là tình yêu thương đại đồng



Giáo Hội là Dân Thiên Chúa bao gồm mọi dân tộc, có luật lệ là tình yêu thương đại đồng, có sứ mệnh loan báo Chúa Kitô, là dấu chỉ, muối men và áng sáng dẫn đưa mọi người đến với Thiên Chúa và tiến về quê hương thiên quốc.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với khoảng 90.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ chung sáng thứ tư 12-6-2013 tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài giáo lý "Giáo Hội dân của Thiên Chúa", như Công đồng  Vatican II và Giáo lý Hội thánh Công giáo định nghĩa (LG 9; GLGHCG, 782). Đức Thánh Cha đã khai triển bài giáo lý bằng các câu hỏi. Trả lời câu hỏi Giáo Hội là gì, Đức Thánh Cha nói:

Trước hết, nó có nghĩa là Thiên Chúa không thuộc riêng một dân tộc nào; bởi vì chính Người mời gọi chúng ta, triệu tập chúng ta, mời gọi chúng ta là thành phần dân của Người, và lời mời gọi này hướng tới tất cả mọi người, không phân biệt, bời vì lòng thương xót của Thiên Chúa "muốn ơn cứu rỗi cho mọi người" (1 Tm 2,4). Chúa Giêsu không nói với các Tông đồ và chúng ta làm thành một nhóm độc hữu, một nhóm ưu tú. Chúa Giêsu nói: Hãy đi và lam cho mọi dân tộc trở thành môn đệ (x. Mt 28,19). Thánh Phaolô khẳng định rằng trong dân của Thiên Chúa, trong Giáo Hội "không còn do thái hy lạp... bởi vì anh em tất cả là một trong Chúa Kitô Giêsu" (Gl 3,28). Tôi cũng muốn nói với người cảm thấy xa Thiên Chúa và Giáo Hội, với người sợ hãi hay thờ ơ, với người nghĩ rằng không còn có thể thay đổi được nữa: Chúa cũng mời gọi bạn là thành phần của dân Người, và Chúa làm điều này với lòng kính trọng lớn và tình yêu thương! Người mời gọi chúng ta làm thành phần của dân này, dân của Thiên Chúa.
Tiếp tục bài huấn dụ, Đức Thánh Cha đưa ra câu hỏi thứ hai: Làm thế nào để trở thành chi thể của dân Thiên Chúa? Và ngài trả lời: Không phải qua việc sinh ra thể lý, mà qua một cuộc sống mới. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô rằng cần phải sinh ra từ bên trên, từ nước và từ Thần Khí để vào Nước Thiên Chúa (x. Ga 3,3-5). Chính qua Bí tích Rửa Tội mà chúng ta được đưa vào dân tộc này, qua niềm tin nơi Chúa Kitô, là ơn Thiên Chúa ban, và nó phải được dưỡng nuôi và làm cho lớn lên bằng toàn cuộc sống chúng ta. Chúng ta hãy tự hỏi mình xem: Tôi làm thế nào để cho đức tin mà tôi đã nhận trong Bí tích Rửa Tội được lớn lên? Tôi làm thế nào để đức tin mà tôi đã nhận và dân Chúa được lớn lên? Tôi làm thế nào để cho nó lớn lên? Đó là một câu hỏi khác.

Về câu hỏi thứ ba "Đâu là luật của dân Thiên Chúa?", Đức Thánh Cha trả lời:

Đó là luật yêu thương, yên mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân theo giới răn mới Chúa ban cho chúng ta (x. Ga 13,34). Tuy nhiên, một tình yêu không phải là thuyết duy tình cảm cằn cỗi hay là một cái gì mơ hồ, mà là việc nhận biết Thiên Chúa như là Chúa duy nhất của cuộc sống, đồng thời là việc tiếp nhận tha nhân như là người anh em thật, bằng cách thắng vượt các chia rẽ, các tranh đua, các hiểu lầm, các ích kỷ; cả hai đi chung với nhau. Chúng ta còn phải đi biết bao nhiêu đường để sống luật mới này một cách đúng đắn, luật của Chúa Thánh Thần, Đấng hành động trong chúng ta, luật của tình bác ái, của tình yêu thương! Khi chúng ta nhìn thấy trên báo chí hay truyền hình, chúng ta thấy biết bao nhiêu chiến tranh giữa các tín hữu Kitô. Làm sao có thể hiểu được điều này? Nhưng trong các khu phố, trong các nơi làm việc có biết bao nhiêu chiến tranh vì thèm muốn, ghen tương. Cả trong chính gia đình cũng có biết bao nhiêu chiến tranh bên trong. Chúng ta phải xin Chúa làm cho chúng ta hiểu rõ ràng luật của tình yêu này. Thật là tốt lành, xinh đẹp biết bao, khi chúng ta yêu nhau như anh em đích thực. Điều đó thật đẹp biết bao! Hôm nay chúng ta hãy làm một điều: Có lẽ tất cả chúng ta đều có thiện cảm hay không thiện cảm và có lẽ có nhiều người trong chúng ta giận dữ với vài người. Ít nhất chúng ta hãy nói với Chúa: "Lạy Chúa, con giận ông này, bà này quá. Con cầu nguyện cho ông ấy, cho bà ấy. Con xin Chúa." Cầu nguyện cho những người chúng ta giận; đó là một bước tiến đẹp trong luật yêu thương này. Hôm nay chúng ta hãy làm điều đó nhé!

Câu hỏi thứ tư liên quan tới dân Chúa. Dân Chúa có sứ mệnh đem niềm hy vọng và ơn cứu độ của Thiên Chúa vào trong thế giới: là dấu chỉ tình yêu thương của Thiên Chúa, Đấng mời gọi tất cả vào tình bạn với Người; là men làm dậy tất cả bột, là muối trao ban hương vị và giữ cho khỏi hư thối, là ánh sáng chiếu soi.

Chung quanh chúng ta, chỉ cần mở báo ra, tôi đã nói, là chúng ta thấy rằng có sự hiện diện của sự dữ, Quỷ hành động. Nhưng tôi muốn nói lớn tiếng rằng: Thiên Chúa mạnh hơn! Anh chị em có tin điều này không? Tin rằng Thiên Chúa mạnh hơn không? Nhưng chúng ta hãy cùng nhau nói điều đó. Tất cả chúng ta hãy cùng nhau nói điều đó. Thiên Chúa mạnh hơn! Tất cả nào! Và tín hữu tại quảng trưởng, đặc biệt là các trẻ em cùng nói to "Thiên Chúa mạnh hơn". 

Đức Giáo hoàng nói tiếp: Và anh chị em có biết tại sao Chúa mạnh hơn không? Bởi vì Người là Chúa, là Chúa duy nhất. Thiên Chúa mạnh hơn. Tốt lắm! Và tôi cũng muốn thêm rằng thực tại đôi khi đen tối, bị ghi dấu bởi sự dữ, nhưng có thể thay đổi, nếu chúng ta là những người đầu tiên đem ánh sáng Phúc Âm vào, nhất là với cuộc sống chúng ta. Nếu trong một sân vận động, chúng ta hãy nghĩ tới sân vận động Roma, hay sân vận động Thánh Lorenzo ở Buenos Aires, trong một đêm tối trời có một người thắp lên một ánh sáng, thì người ta chỉ thấy một chút, nhưng nếu cả 70.000 khán giả đều thắp lên ánh sáng của mình, thì sân vận động sáng lên. Chúng ta hãy làm cho cuộc sống của chúng ta là một ánh sáng của Chúa Kitô; cùng nhau chúng ta sẽ mang ánh sáng Phúc Âm vào trong toàn thực tại.

Câu hỏi sau cùng đâu là mục đích của dân Chúa? Mục đích là Nước Thiên Chúa, đã được chính Thiêm Chúa bắt đầu trên trái đất và phải được trải rộng cho tới ngày thành toàn, khi Chúa Kitô, sự sống của chúng ta sẽ tái xuất hiện (LG 9). Khi đó mục đích là sự hiệp thông tràn đầy với Chúa, gia đình cùng với Chúa bước vào trong chính cuộc sống của Thiên Chúa, nơi chúng ta sẽ sống niềm vui tình yêu vô cùng của Người. Niềm vui tràn đầy.

Anh chị em thân mến, là Giáo Hội, là dân của Thiên Chúa, theo chương trình tình yêu vĩ đại của Thiên Chúa Cha, có nghĩa là men của Thiên Chúa trong nhân loại này, có nghĩa là loan báo và đem ơn cứu rỗi của Thiên Chúa vào trong thế giới này của chúng ta, thường lạc đường, cần đến các câu trả lời khích lệ trao ban hy vọng, trao ban sức mạnh mới cho con đường cuộc sống. Ước chi Giáo Hội là nơi của lòng thương xót và niềm hy vọng của Thiên Chúa, nơi mỗi người có thể cảm thấy mình được tiếp nhận, yêu thương và khích lệ sống theo cuộc sống tốt lành của Tin Mừng. Và để cảm thấy mình được tiếp đón, yêu thương, tha thứ và khích lệ, các cánh cửa của Giáo Hội phải luôn luôn rộng mở, để mọi người có thể đến và chúng ta phải ra khỏi các cửa ấy và loan báo Tin Mừng.

Đức Thánh Cha đã đặc biệt chào Uỷ ban Quốc tế Hiệp hội Thánh Vinh Sơn Phaolô nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của người sáng lập là ông Frederic Ozanam. Ngài cũng chào các phái đoàn đến từ Nhật Bản, Nam Hàn và Việt Nam cũng như Úc, Argentina, Mexico, Puerto Rico, Costa Ricca, Colombia và Brasil.

Ngài cũng chào nhóm các tân linh mục Giáo phận Brescia và thân nhân cũng như đoàn hành hương các giáo phận Assisi, Nocera Umbria, Gualdo Tadino, Liên hiệp Nông nghiệp và món quà họ tặng ngài cho các công tác trợ giúp bác ái.

Sau cùng, Đức Thánh Cha đã cất Kinh Lạy Cha và ban phép lành Toà Thánh cho mọi người.

Cũng như các lần trước, hôm qua Đức Thánh Cha cũng dành ra một giờ rưỡi để chào tín hữu và những người tàn tật. Việc tặng mũ calốt trắng cho ngài đã trở thành mốt, nên hầu như lần nào Đức Thánh Cha cũng có mũ mới và ngài tặng mũ đang đội lại cho tín hữu làm kỷ niệm. Hôm qua, có một em gái tàn tật ôm hôn Đức Thánh Cha đến mấy lần. Còn các trẻ em nhớ lời ngài nói trong một buổi tiếp kiến khi Đức Thánh Cha tiến đến chào, các em không gọi tên Francesco nữa, gân cổ lên mà gọi tên Giêsu.
Linh Tiến Khải
Nguồn: RV

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ công bố một văn kiện

Đức Thánh Cha Phanxicô I

VATICAN - ĐTC Phanxicô cho biết ngài sẽ viết tiếp văn kiện của ĐGH Bênêđictô XVI về đức tin và sẽ công bố.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 13-6-2013, dành cho Hội đồng Thượng HĐGM Thế giới kỳ thứ 13, cùng với chức sắc khác tổng cộng 25 vị, nhóm họp tại Roma trong những ngày này dưới quyền chủ toạ của Đức TGM Tổng Thư ký Nikola Eterovic, với mục đích giúp ĐTC soạn Tông huấn đúc kết thành quả của Thượng HĐGM năm ngoái về đề tài "Tái truyền giảng Tin Mừng để thông truyền đức tin", đồng thời cũng để giúp ĐTC chọn chủ đề cho Thượng HĐGM kỳ thứ 14.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC Phanxicô đã ứng khẩu tóm tắt bài diễn văn dọn sẵn và thông báo ngài sẽ công bố văn kiện về đức tin đã được ĐGH Bênêđictô XVI khởi sự: "Bây giờ sẽ có một thông điệp 'viết bằng 4 tay' như người ta vẫn nói. Đó là văn kiện ĐGH Bênêđictô XVI đã bắt đầu và đã trao cho tôi. Đó là một văn kiện mạnh mẽ và công việc lớn chính người đã làm và tôi sẽ tiếp tục."

ĐTC Bênêđictô XVI dự định công bố một thông điệp về đức tin nhân dịp kết thúc Năm Đức Tin, nhưng vì tình hình sức khoẻ ngài từ chức và văn kiện chưa được hoàn thành.

ĐTC xác nhận ngài đã nhận được dự thảo Tông huấn Hậu Thượng HĐGM thứ 13 nhóm tại Vatican hồi tháng 10-2012, nhưng e rằng việc công bố văn kiện này đồng thời với Thông điệp về đức tin thì Tông huấn sẽ bị mất hút. Vì thế, ngài này ra ý định công bố một tông huấn về truyền giảng Tin Mừng nhân dịp kết thúc Năm Đức Tin, nhưng trong đó có du nhập những đề nghị của Thượng HĐGM trong một bối cảnh truyền giáo rộng lớn hơn.

ĐTC tiết lộ: "Tôi đã viết phần nào, nhưng tháng 8 tới đây tôi sẽ ở nhà, công việc yên hàn hơn và tôi sẽ tiếp tục."

ĐTC đã trao diễn văn soạn sẵn để mọi người đọc sau đó. Trong Văn kiện này, ngài nhận xét rằng thành ngữ "nuova evangelizzazione", tái truyền giảng Tin Mừng, làm nổi bật ý thức ngày càng rõ ràng rằng cả nơi những quốc gia có truyền thống Kitô kỳ cựu, người ta thấy cần phải canh tân việc rao giảng Tin Mừng, để dẫn đưa con người trở lại gặp gỡ Chúa, Đấng thực sự biến đổi cuộc sống, chứ không hời hợt do thói quen. Điều này có hậu quả trong hoạt động mục vụ, như vị tôi tớ Chúa Phaolô VI đã nhân xét: "Những hoàn cảnh xã hội bó buộc chúng ta phải xét lại các phương pháp, dùng mọi phương thể để tìm cách nghiên cứu xem làm để nào để đưa sứ điệp Kitô cho người tân tiến ngày nay, vì chỉ trong sứ điệp này con người mới có thể tìm được câu trả lời cho những vấn nạn của họ và tìm được sức mạnh để dấn thân liên với với nhân loại." (Diễn văn trước Hồi y đoàn 22-6-1973)

Trong chiều hướng đó, ĐTC viết thêm: "Tôi muốn khích lệ toàn thể cộng đoàn Giáo Hội hãy rao giảng Tin Mừng, đừng sợ "ra khỏi chính mình" để loan báo, nhất là tín thác nơi sự hiện diện từ bi của Thiên Chúa Đấng hướng dẫn chúng ta. Các kỹ năng tuy quan trọng, nhưng dù những kỹ năng hoàn hảo nhất vẫn không thể thay thế hoạt động âm thầm nhưng hiệu quả của Đấng là tác nhân chính của công cuộc rao giảng Tin Mừng, nghĩa là Chúa Thánh Linh (x. ibid. 75). Cần để mình được Chúa hướng dẫn, dù Ngài dẫn chúng ta đi trên những con người mới; cần phải để Chúa biến đổi chúng ta để việc rao giảng của chúng ta được diễn ra luôn luôn được đi kèm bằng đời sống đơn sơ, tinh thần cầu nguyện và lòng bác ái đối với mọi người, nhất là những người bé nhỏ và nghèo khổ, bằng tinh thần khiêm tốn, từ bỏ chính mình, và bàng đời sống thánh thiện (x. ibid. 76). Chỉ như thế việc rao giảng mới thực sự có những thành quả phong phú."

Sau cùng, ĐTC ca ngợi thành quả của các Thượng HĐGM như một trong những kết quả của Cộng đồng Vatican II và nói thêm: "Cởi mở đối với ơn của Chúa Thánh Linh là linh hồn của Giáo Hội, chúng ta tín thác rằng Thượng HĐGM sẽ được phát triển thêm để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho sự đối thoại và cộng tác giữa các giám mục với nhau và với Giám mục Roma."

Trong cuộc đối thoại với các thành viên Hội đồng của Thượng HĐGM Thế giới kỳ thứ 13, ĐTC Phanxicô cho biết có thể là ngài sẽ biến Hội đồng thành một cơ quan thường trực và ngài triệu tập cơ quan này khi cần để hỏi ý kiến.

G. Trần Đức Anh, OP Nguồn: RV

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

13-14 tháng Sáu 2013: Cuộc họp vòng 4 Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam – Tòa Thánh tại Vatican


Đền thờ Thánh Phêrô tại Vatican
EmailIn
WHĐ (11.06.2013) – Nhằm mục đích tăng cường và phát triển quan hệ song phương giữa Việt Nam và Tòa Thánh, Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam – Tòa Thánh sẽ nhóm họp vòng 4 vào ngày 13 và 14 tháng Sáu tại Vatican. Sáng nay thứ Ba 11-06, Văn phòng Báo chí Tòa Thánh đã xác nhận như trên.
Cuộc họp này đã được quyết định tại cuộc họp vòng 3 vào tháng Hai năm 2012 tại Hà Nội. Thông cáo chung chính thức cho biết cuộc họp lần trước đã diễn ra "trong bầu khí thân ái, thẳng thắn và tôn trọng lẫn nhau". Hai bên đều đề cao những phát triển tích cực, thiện chí và đối thoại xây dựng. Phái đoàn Tòa Thánh mong muốn vai trò và sứ mạng của Vị Đại diện không thường trú tại Việt Nam, Đức Tổng Giám mục Girelli, được củng cố và mở rộng, và công việc của ngài được thuận lợi. Đoàn đại biểu Việt Nam đã khuyến khích Giáo hội Công giáo tích cực tham gia phát triển đất nước.
Ngoài ra, theo Thông tấn xã Việt Nam, tại cuộc họp vòng 4, Đoàn Việt Nam sẽ do Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm Trưởng đoàn và Đoàn Tòa Thánh Vatican do Thứ trưởng Ngoại giao Antonio Camilleri làm Trưởng đoàn.
(Theo Radio Vatican, 11-06-2013)
Huy Hoàng
Nguồn: WHĐ

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

LỄ TRUYỀN CHỨC LINH MỤC CHO NĂM THẦY PHÓ TẾ TẠI NHÀ THỜ CHÍNH TÒA KON TUM

08/06/2013

Rate This



Ảnh MTC

LỄ TRUYỀN CHỨC LINH MỤC CHO NĂM  THẦY PHÓ TẾ
TẠI NHÀ THỜ CHÍNH TÒA KON TUM
06-06-2013
**********************

phongchuc.
          Quý thầy Phó Tế  của Giáo phận Kon Tum đã được Đức Giám Mục Giáo Phận mời gọi tiến lên Bàn Thánh để cùng với Linh Mục Đoàn bước vào Cánh Đồng Truyền Giáo mà Chúa đang đợi chờ qua Nghi Lễ Truyền Chức Linh Mục vào hai ngày 05 & 06 – 06 – 2013.
           Hôm qua, 05 -06 – 2013, tất cả các Linh Mục trong Giáo Phận đã cùng với hai Đức Cha về Giáo Xứ Kơbei để Truyền Chức Linh Mục cho Thầy Phêrô A Đên và cùng với Dân làng tạ ơn Chúa vì Người Con Quê Hương  đã được Thiên Chúa tuyển chọn vào Đoàn Tông Đồ của Người.
ĐGM Phêrô trao chén thánh cho tân Linh mục A Đên trong thánh lễ truyền chức Linh mục cử hành tại nhà thờ G.xứ Plei Kơ Bey, H. Sa Thầy, Kon Tum (Ảnh VRNs)

Tân Linh mục A Đên, vị linh mục đầu tiên của sắc tộc Jarai 05-06-2013 (Ảnh VRNs)
          Và hôm nay, mọi người lại tiến về Nhà Thờ Chính Tòa để tham dự Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục cho năm Thầy:
  • Phaolô  Trần Quốc Bảo
  • Phaolô  Phan Huy Dũng
  • Giuse    Giang Tử Dương
  • Gioan Boscô Trần Thanh Phương
  • Phêrô   Nguyễn Xuân Anh Tuấn.
 Thật là một niềm vui chứa chan hy vọng cho Giáo Phận mến yêu đang khởi sắc  qua  những Luồng Gió Mới mà Thánh Thần đang hun thổi trong các Tân Chức và nơi những Người Trẻ đang quảng đại Dâng Đời để phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân!
 Từ mấy ngày qua, Cha Sở, Cha Phó Nhà Thờ Chính Tòa và tất cả mọi người đã cẩn thận chuẩn bị cho sự kiện lớn lao này.
Từ chiều hôm qua, sau khi dự Lễ Cha A Đên, các anh em miền xa đã không trở về nhà mà đi thẳng lên Nhà Thờ Chính Tòa để niềm vui và tâm tình tạ ơn của mình được đong đầy và hòa nhập với niềm vui của toàn Giáo Phận.
 Nhà  Thờ Chính Tòa Kon Tum – Nhà Thờ Gỗ -  là Ngôi Nhà Chung, không chỉ dành cho Giáo Dân mà là Ngôi Nhà của mọi người… Vì thế, ai cũng rất tự nhiên và tự hào bước vào nhà của mình! Không chỉ ban ngày mà có rất nhiều khi cả ban đêm, anh em làng xa khi lỡ bước vẫn thường an tâm trú ngụ tại đó!
Và đến sáng hôm nay, 06-06-2013, thì mọi sự đã rất nề nếp và sẵn sàng.
          Thánh Lễ được cử hành bên trong Nhà Thờ, nhưng bên ngoài cũng đã kê đầy các ghế với các màn hình đã được trang bị sẵn sàng. Theo dự kiến của Ban Tổ Chức thì chắc chắn số Giáo Dân không những sẽ đầy chật trong Nhà Thờ mà cả ba phía sân ngoài Nhà Thờ.
           Đúng 5h30’ thì những tiếng chiêng trầm ấm và rộn rã vang lên, Đoàn Rước bắt đầu. Vì là dịp Lễ quý báu, nên các Cha, các Tu Sĩ và Giáo Dân ở các nơi, ai có chút liên hệ  gì  với các Tân Chức cũng về chung vui. Số các Linh Mục hiệp Lễ hôm nay dễ chừng trên dưới 150 Vị.
           Thánh Lễ được mở đầu với những lời đầy tâm huyết của Đức Giám Mục Giáo Phận, Ngài vừa giới thiệu các Tân Chức, vừa kêu gọi mọi người cùng ý thức và góp phần cộng tác trong việc chăm lo cho các Ơn Gọi; đồng thời Ngài cũng mời gọi những người trẻ hãy quảng đại dâng hiến cuộc đời để đáp lại Lời mời trở thành những Thợ Gặt lành nghề trong Nước Chúa.
 Phần Phụng Vụ Lời Chúa được các thân nhân của các Tân Chức     tuyên đọc- thật trang trọng, thật sốt sắng như đang cộng tác với Thánh Thần để thấm sâu và chuyển đổi lòng người.
 Phần Tấn Phong Linh Mục thật vô cùng xúc động. Các Tân Chức được gọi tên đã dõng dạc đáp lời và mạnh mẽ tiến lên trước Đức Giám Mục, tiến lên giữa Linh Mục Đoàn và  Cộng Đồng Dân Chúa.
Quá trình tấn phong được phân chia thành những phần rõ rệt
Có một điều làm mọi người thấy vừa linh thánh lại vừa thích thú khi thấy Người Con – Cha A Đên –  vừa được sinh ra hôm qua,  hôm nay đã hiên ngang đi trao ban Thánh Thần cho các Bạn Đồng Môn của mình.
 Còn một điều nữa, mà chắc chắn những người Cha, người Mẹ của những người con… ai cũng mong ước được xảy đến cho mình khi nhìn ngắm các Bà Cố của các Tân Chức trang trọng bước lên, tay nâng cao những tấm áo Lễ con mình sẽ mặc để xin Đức Giám Mục làm phép và chúc lành: “ Ngày xưa Mẹ đã bồng con lên trước mặt Chúa để cho con được đón nhận chiếc áo trắng của Bí Tích Rửa Tội, để đời con được sáng lên Ánh Đức Tin. Hôm nay Mẹ cũng xin con mặc Tấm Áo này, không chỉ để kiện toàn Niềm Tin ấy; mà còn trở thành những con người đặc biệt, đem niềm tin đến cho mọi người…”

Thân Mẫu của Thầy Phêrô A Đên tiến dâng áo lễ mới để mặc cho con mình trong thánh lễ truyền chức linh mục sáng 05-06-2013 tại nhà thờ giáo xứ Plei Kơ Bey, Kon Tum ( Ảnh VRNs)

 Thánh lễ được cử hành trong niềm sốt mến của tất cả mọi người.
Trước khi kết Lễ, các Tân Chức đã dâng lời cảm Tạ Đức Giám Mục và tất cả mọi thành phần Dân Chúa cùng tất cả mọi người.
Một lời cảm ơn thật đầy đủ, không thừa cũng như không thiếu một ý tưởng, gói ghém trong những ngôn từ được chắt lọc từ những bộ não và con tim của những Con Người Linh Mục của Chúa!
        Thánh lễ đã kết thúc với Phép Lành Toàn Xá do Đức Giám Mục Giáo Phận đã thay mặt Đức Thánh Cha gửi đến cho tất cả mọi con cái Chúa; đặc biệt cho những người tham dự Thánh Lễ hôm nay.
           Tạ ơn Chúa đã ban cho Giáo Phận chúng con những Người Thợ Gặt Mới – như những Hoa Trái trổ sinh vào giữa  Mùa Đức Tin này.
Xin cho càng ngày càng có thêm những Ơn Gọi đặc biệt; để Danh Chúa được xưng tụng vang lừng trên Cánh Đồng mênh mông Cao Nguyên hôm nay và mãi mãi.
GPKONTUM (08.06.2013) KONTUM

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Lễ truyền chức linh mục cho tiến chức Phêrô A Đên, người Jarai

Posted: 05 Jun 2013 07:48 PM PDT
VRNs (06.06.2013) – Kontum – Lúc 5 gi 30 sáng ngày 05 tháng 06 năm 2013 ti làng Plei Kơbei, thuc xã Sa Bình, Huyn Sa Thy Tnh Kontum, thuc Giáo phn Kontum, Đc Cha Phêrô Trn Thanh Chung đã ch tế thánh l truyn chc linh mc cho thy phó tế Phêrô A Đên người Jarai. Cùng đng tế có Đc Cha Micae Hoàng Đc Oanh, giám mc chánh tòa giáo phn Kontum, vi khong 100 linh mc cùng đng tế và khong 5000 tu sĩ, giáo dân tham d.
Theo ghi nhn ca VRNs, bà con t các buôn làng xa gn đã đến t ti hôm trước rt đông. Khong 2000 người đến t Đăk tô, Ya ly, Hà mòn…, xa nht là Ya ly cách Plei Kơbei hơn 80 km, bt k tri mưa khá ln.

T rt sm, ngày 05.06, khong 4 gi 30, chúng tôi thy nhiu người và nhiu đoàn khác vào làng Plei Kơbei đ tham d thánh l. Ban trt t cũng như các anh em dân quân, công an làm vic hướng dn và ch ch đ xe khá vt v, đến hơn 5 gi 15 thì trong khuôn viên nơi c hành thánh l đã không còn ch ngi rt nhiu người phi đng. Khuôn viên cht kín.

Cng đoàn dân Chúa đang sn sàng bt đu thánh l


Đã 80 năm truyn giáo, nay mi có người Jarai đu tiên được gi làm linh mc ca Chúa Yêsu
Khi Thánh l bt đu, bà con đng tràn c ra ngoài đường. Ban t chc ước lượng có khong 5000 người tham d, vi khong 300 tu sĩ nam n, s còn li đa s là đng bào các sc tc thiu s. Anh ch em các sc tc đến trước hết là cu nguyn sau là cùng chia vui vi tân linh mc là người con ca buôn làng ca núi rng Tây Nguyên và ca trung tâm truyn giáo ca giáo phn đã hình thành sau 80 năm mi có mt linh mc là người Jarai. Trước đó cũng có nhưng là người Bahnar và Sêđăng.
5 gi 30 đoàn rước bt đu vi tiếng coong chiêng và ca đoàn là người ca buôn làng hát l bng tiếng Jarai làm cho bu khí bước vào thánh l rt trang trng, nhưng cũng rt núi rng, rt hoang dã vì thánh l din ra ngoài tri xung quanh là núi rng, còn sương mù dày đc bao ph.


Thy Phêrô A Đên thi hành s  v phó tế ln cui, trước khi đón nhn ơn linh mc


Đc cha Phêrô Trn Thanh Chung, nguyên giám mc Kontum, ch tế và truyn chc cho người Jarai đu tiên ti đt Kontum. Sa Thy là đa s trước đây Đc cha Phêrô đã trc tiếp truyn giáo trong tư cách mt linh mc tha sai.


Thy phó tế đt tay trong tay v giám mc ch tế ha vâng phc Đc giám mc giáo phn Kontum, Đng bn quyn. Đây là điu kin quan trng bc nht đ thông truyn ơn linh mc. Điu này nhc nh các linh mc luôn luôn thuc v bn quyn ca mình, tách ra ngoài khi Đng bn quyn, t thân chc linh mc không còn hiu lc.


Sau khi thm vn, nhn thy tiến chc đy đ điu kin, v Giám mc ch tế kêu gi cng đoàn cu nguyn, xin Đc M và các thánh Nam N khn xin cùng Chúa cho tiến chc. Thy Phêrô A Đen ph phc sát đt trong tư thế “tr v bi đt”, tc chết đi cho con người ca mình, đ Thiên Chúa phc sinh mình trong Đc Kitô và tr thành người phc v.


Đc cha Micae, Giám mc Kontum cùng vi linh mc  đoàn và cng đng dân Chúa quỳ gi cu nguyn cho tiến chc.



Quý đc giám mc, quý cha đt tay thông ban Thánh Thn và hip thông vi thy phó tế Phêrô A Đên. Hình cha Thomas Nguyn Văn Thượng, giám đc chng vin Kontum đt tay trên tiến chc.


Bà c dâng áo cho con, tân linh mc Phêrô A Đên Siu


Đc cha ch tế trao chén thánh cho tân chc, nghi thc din nghĩa hoàn tt bí tích truyn chc linh mc

Thánh l din ra trang nghiêm và st sng, cng đoàn xúc đng trước các nghi thc truyn chc và nghi thc din nghĩa.
Chúng tôi thy rt nhiu người đã xúc đng nht li cám ơn ca tân linh mc Phêrô A Đên. Ngài cám ơn quý cha s cũ, mi, hai Giám mc giáo phn, m và gia đình ni, ngoi… Nhiu người đã không cm được nước mt, trong đó có c Giám mc, linh mc, tu sĩ nam n.
Sau thánh l tân linh mc chp hình lưu nim cùng hai Đc giám mc, quí cha đng tế và cùng các bà con tham d. Cha s Simon Tâm thông báo vi bà con là ban t chc có căn tin phc v bà con ăn sáng do doanh nghip Tam Ba lo vi giá 5000 đng phn, còn mì gói thì min phí do ban t chc phc v.


 Thánh l đu đi linh mc đng tế chung vi Quý Đc cha và linh mc đoàn giáo phn Kontum


Chân dung cha Petrus A Đên Siu, giáo phn Kontum, người sc tc Jarai

Mt ch người Jarai cho biết là h rt vui và t ơn Chúa đã cho dân tc Jarai có mt linh mc như Cha Phêrô A Đên và tt c mi người trong làng ca ch cũng rt vui. Mt anh Đăk Tô cho biết: “bà con chúng tôi rt vui cũng không biết nói sao na ch biết là rt là vui thôi”.
Ban t chc rt chu đáo và cũng vt v lo cho bà con t chiu hôm trước như cm lu, giăng dù, ban trt t lo gi xe cho bà con t xa đến sm, ban v sinh thì b trí nhng bao đ rác, ban m thc lo ăn ung, đi ngũ y bác sĩ hu như làm vic liên tc và rt mt, nhưng mi người vn vui vì được phc v.
GraT, VRNs