Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

ĐGH Gioan Phaolô II có thể được phong thánh trong thời gian kỷ lục

4/24/2013 11:19:34 PM(LOS ANGELES, CA) Điều đó đã được công nhận chính thức: các chuyên gia y tế của Toà Thánh Vatican đã phê chuẩn một phép lạ thứ hai được cho là nhờ sự cầu bầu của Chân phước Gioan Phaolô II, một bước tiến quan trọng hướng đến niềm tin dành cho việc phong thánh của ngài.
October8th1988Strasbourg.jpg

Được xác nhận trong vòng bí mật cao với tính bảo mật tối đa, một nữ tu người Pháp đã được phục hồi từ căn bệnh Parkinson đã được các bác sĩ chấp nhận như là một phép lạ đầu tiên được cho là nhờ Đức cố Giáo hoàng. 

Theo thông tin hiện đã được công bố rộng rãi, Nữ tu Marie Simon-Pierre, 48 tuổi, cho biết vào năm 2005, sau sự ra đi của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II, chị xin các chị em của mình cầu nguyện nhân danh chị. Chị đã viết tên của Đức Giáo hoàng trên một tờ giấy và vào sáng hôm sau khi tỉnh dậy, chị đã được khỏi bệnh.

Quá trình nghiên cứu là bí mật, nhưng những gì chúng ta biết là vào tháng 1, Đức cha Slawomir Oder đã đệ trình một trường hợp thứ hai về phép lạ chữa lành đến Toà Thánh Vatican.

Các bác sĩ từ Vatican đã đưa ra ý kiến đầu tiên đầy hứa hẹn và theo dõi vụ việc đã tiết lộ sự chữa lành này thể hiện mọi dấu hiệu kỳ diệu. Không có lời giải thích y khoa và không có sự can thiệp của y khoa trong việc chữa lành này, danh tính người phụ nữ được chữa khỏi bệnh vẫn chưa được công bố.

Trong vài ngày qua, một uỷ ban gồm nguyên bác sĩ tim mạch riêng của Đức Giáo hoàng Gioaan Phaolô II, cũng như của Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI và Đức Giáo hoàng Phanxicô, tất cả đã đưa ra những bình duyệt thuận lợi sau khi nghiên cứu chi tiết các hồ sơ và báo cáo mới nhất.

Sự đồng ý này đó là một phép lạ chữa lành thứ hai đã xảy ra và có thể nhờ Karol Wojtila, người được biết đến rộng rãi là Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II.

Nếu phép lạ này sau đó được các hồng y, các giám mục của giáo đoàn chấp thuận, thì việc phong thánh cho Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II sẽ được trình lên ĐTC Phanxicô.

Nếu được, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II có thể được phong thánh vào ngày lễ của ngài 22-10.
(Jos. Tú Nac, NMS, Catholic Online)

Đức Thượng phụ Maronite thăm căn hộ ở Buenos Aires của vị Giáo hoàng của người nghèo


4/27/2013 9:57:43 AM(Buenos Aires) "Một con người say mê Thiên Chúa", tựa đề (bằng tiếng Pháp) cuốn tiểu sử cổ điển về Thánh Sharbel do Cha Paul Daher là tác giả, tự nhiên đến trong tâm trí tôi khi nghe những người thân cận với Đức Thánh Cha Phanxicô thuật lại khi ngài còn là Tổng Giám mục của Buenos Aires.
ARGENTINA-Rai_and_BAires_Vicar.jpg 
ĐGM. Joaquin Succunza và Đức Thượng phụ Maronite Beshara Rai (phải) tại căn hộ của vị nguyên Tổng Giám mục Buenos Aires
Chúng tôi đang ở Toà Tổng Giám mục tại thủ đô Argentina. Nhờ sự ưu đãi đặc biệt và với sự hướng dẫn của ĐGM. Joaquin Succunza, Đức Thượng phụ Maronite Beshara Rai đã có thể đến thăm căn hộ nơi vị nguyên Tổng Giám mục từng sống: phòng ngủ của ngài, nhà nguyện riêng và văn phòng. Tele-Lumière, tên một kênh truyền hình Kitô giáo Lebanon, được độc quyền thu hình chuyến thăm này.

Những kệ đầy sách đàng sau bàn làm việc của Đức Thánh Cha. Phòng ngủ có đủ tiện nghi cơ bản, bao gồm một chiếc giường, đèn ngủ, nhưng không có TV hoặc điều hoà không khí. Cũng có một nhà nguyện riêng nhỏ. Tất cả làm thành tư gia của vị Tổng Giám mục của Buenos Aires. Điều này giải thích lý do tại sao việc di dời đến Rôma là một kinh nghiệm đầy cố gắng, và tại sao ngài quyết định không sống trong căn hộ của giáo hoàng trên tầng 2 của Dinh Tông Toà, nhưng thay vào đó ngài đã chọn nơi cư trú khiêm tốn là Nhà khách Thánh Marta.

Du khách tham quan vào phòng ngủ được chào đón bởi bức ảnh Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Mọi sự được nói lên tại đây. "Con Đường Nhỏ" là một trong những hình ảnh thánh thiện được yêu thích nhất và được chọn trong thế giới hiện đại, cũng là một hình ảnh mà vị Giáo hoàng đã chọn cho mình, một sự thánh thiện bao gồm các cử chỉ đơn sơ và tính anh hùng tiềm ẩn.

Đức Tổng Giám mục có một thói quen là khi bước vào hoặc ra khỏi phòng, ngài hôn Thánh giá treo trên tường sơn màu tím nhung. Cũng trên bức tường đó, du khách có thể nhìn thấy dấu bàn tay của Đức Giáo hoàng còn in lại khi ngài hôn lên Thánh giá. Trên một kệ là bức tượng Thánh Phanxicô Assisi, một mẫu gương của sự khó nghèo, đơn sơ và đầy niềm vui vào Tin Mừng. Đức Giáo hoàng, người xưng tội hằng tuần, đã theo gương của vị thánh này.

Theo lời các cộng sự viên, khi Đức Tổng Giám mục rời nơi đây để đi họp Mật tuyển viện, ngài rời đi với trái tim nặng trĩu, như một người phải nói lời tiễn biệt, một người biết rằng sẽ không bao giờ thấy lại nơi chốn thân yêu mình đã sử dụng để nghỉ ngơi.

Sau khi viếng thăm căn hộ của Tổng Giám mục, Đức Thượng phụ đã đi đến Nhà thờ Chính toà của Buenos Aires, một trong số ít các nhà thờ cho phép những con lừa được vào bên trong. Chưa từng nghe ở những nơi khác, trong toà nhà du khách có thể nhìn thấy một bức tượng với kích cỡ bằng người thật của Chúa Giêsu cưỡi trên con vật khiêm hạ khi Ngài tiến vào thành Giêrusalem.

Đức Thượng phụ Maronite đến Argentina là một phần trong chuyến thăm mục vụ đến châu Mỹ Latinh, nơi có nhiều người nước ngoài có nguồn gốc Lebanon, hầu hết trong số họ đến vào cuối thế kỷ 19 và định cư lập nghiệp nơi quê hương mới của mình. Ở Brazil, hơn 8 triệu người tuyên bố có nguồn gốc Levantine, họ đến từ các nơi như Thổ Nhĩ Kỳ, Syria hoặc Mount Lebanon. Đáng kể là số ít người gốc Liban, chủ yếu là Kitô hữu, cũng đang sống ở MexicoArgentinaUruguay và gần đây làVenezuela.

Sau 3 ngày ở San Miguel de Tucuman, Đức Thượng phụ đã gặp các giám mục địa phương và bề trên các dòng tu nhằm phối hợp công việc mục vụ cũng như tìm cơ hội thiết lập các giáo xứ mới.

Việc thiết lập các giáo xứ mới đòi hỏi việc tạo ra các sứ vụ mới, một nhiệm vụ gặp nhiều phức tạp hơn do việc thiếu ơn gọi và sự ưu tiên cho các ứng viên thi hành sứ vụ nơi những miền nói tiếng Anh, nơi mọi thứ dễ dàng hơn.

Khi viếng thăm mục vụ, người đứng đầu Giáo hội Maronite thường gặp chính quyền dân sự địa phương và gặp gỡ dân chúng, liên hệ với họ. Ngài cũng làm như vậy với những người đứng đầu địa phương của Giáo hội Đông phương khác, nhờ đó thúc đẩy phong trào đại kết và hợp tác.

(Hùng Nguyễn, emty 26-04-2013/ AsiaNews 25-04-2013)





Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI sẽ trở về Vatican vào ngày 1-5

Đền thờ Thánh Phêrô, Vatican

EMTY (VATICAN, Vaticaninsider, 26-4-2013) - Trừ khi có thay đổi vào phút chót, Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI dự kiến sẽ trở về Vatican vào ngày 1-5, sau 2 tháng rời Vatican vào tối ngày 28-2, là ngày cuối cùng của triều đại giáo hoàng của ngài. Đan viện nơi Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI sẽ cư ngụ đã sẵn sàng để ngài chuyển tới.

Tu viện Mater Ecclesiae

Đan viện này là một toà nhà 4 tầng, bao gồm các khu vực chung và 12 phòng cho các đan sĩ, một chái nhà mới khoảng 450 mét vuông, một nhà nguyện, ca đoàn các nữ đan sĩ, một thư viện, một phòng trưng bày, một hàng rào cây xanh, một cánh cổng lớn ngăn cách khu vực nội vi với các khu vực khác của đan viện và một khu vườn rộng trồng ớt, cà chua, bí xanh, bắp cải, chanh và cam.


Đức Bênêđictô chơi đàn piano: Sở thích của ngài


Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ sống với 4 thành viên của Hội "Memores Domini" cùng vị thư ký riêng của ngài, Đức TGM Georg Gänswein, và Quản thủ Căn hộ Giáo hoàng. Những người khác được phép lưu trú trong đan viện là bào huynh của Đức nguyên Giáo hoàng và một phó tế người Đức, người mới tham gia vào "gia đình nhỏ của Đức Giáo hoàng", để trợ giúp ngài mỗi khi Đức TGM Georg bận việc tại Dinh Tông Toà. Việc Đức nguyên Giáo hoàng trở về Vatican sẽ làm cho cuộc sống của Đức TGM Georg được dễ dàng hơn, vì cho đến lúc này, ngài phải đi lại giữa Dinh thự Castel Gandolfo và Vatican mỗi ngày; và cũng dễ dàng hơn cho Đức Giáo hoàng Phanxicô trong việc viếng thăm vị tiền nhiệm của mình.

ĐGH. Phanxicô I và Đức Bênêđictô XVI


Sự yếu mệt của Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI thể hiện rõ trong cuộc gặp gỡ giữa hai vị Giáo hoàng ít ngày sau khi ĐGH Phanxicô đắc cử. Nhưng Cha Federico Lombardi, phát ngôn viên của Vatican, người xác nhận việc Đức nguyên Giáo hoàng trở lại Vatican, đã khẳng định Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI không có bất kỳ căn bệnh nghiêm trọng nào.


Mai Trang



Nghĩa trang Cồn Dầu bị “xoá sổ”


Thanh Quang, phóng viên RFA

Giáo dân cầu nguyện tại Nghĩa trang Cồn Dầu
Giáo dân cầu nguyện tại Nghĩa trang Cồn Dầu
RFA file
Sau một thời gian nhiều giáo dân Xứ Đạo Cồn Dầu tại Đà Nẵng nói riêng, và giáo dân Thiên Chúa nói chung, lo ngại về nguy cơ Nghĩa Trang Cồn Dầu lịch sử bị xoá sổ, thì hiện giờ, nguy cơ ấy đã thành hiện thực.

Đức Cha Vũ Dần đồng loã với chính quyền?
Hôm 12 tháng Ba vừa rồi, các giáo dân Cồn Dầu ở hải ngoại có gởi thư cho Cha Xứ Vũ Dần tại Xứ Đạo Cồn Dầu, qua đó, có đoạn viết rằng:
“…Chúng con tha thiết yêu cầu Cha, nếu không có phương thức gì để giúp giáo dân chúng con bảo vệ, thì xin Cha cũng đừng tham gia vào việc phá bỏ nghĩa trang hoặc giải tỏa xứ đạo.…Giáo dân chúng con chỉ có một nguyện ước nhỏ nhoi là được sống và chết trên mảnh đất của cha ông, nhưng người ta đã bằng mọi giá đòi tước đoạt cái quyền đó”.
Nhưng khoảng 5 giờ sáng thứ Ba ngày 26 tháng 3 rồi, giáo dân cho biết, dưới sự chủ trì của Cha Xứ Vũ Dần cùng hàng chục công an bảo vệ chặt chẽ “nội bất xuất ngoại bất nhập” khu Nghĩa Trang Cồn Dầu, giới cầm quyền đã cho người hốt mộ Thầy Rất và mộ ông Nguyễn Văn A (con nuôi của Đức Cha Mừng), mở đường di dời toàn bộ mộ phần trong nghĩa trang.
Chúng con tha thiết yêu cầu Cha, nếu không có phương thức gì để giúp giáo dân chúng con bảo vệ, thì xin Cha cũng đừng tham gia vào việc phá bỏ nghĩa trang hoặc giải tỏa xứ đạo
Một giáo dân
Nghĩa trang Cồn Dầu. RFA file
Nghĩa trang Cồn Dầu. Nuvuongcongly
Và mới đây nhất, tức hôm thứ Hai và thứ Ba ngày 15 và 16 tháng Tư này, hành động “xoá sổ” Nghĩa Trang Cồn Dầu đã thực sự bắt đầu. Một giáo dân chứng kiến sự việc mô tả:
Bữa nay thì sự việc đã rõ ràng rồi bởi vì Cha Vũ Dần kết hợp với chính quyền di dời bàn thờ với Thánh Giá.  Còn tường rào nghĩa trang cũng bị đập rồi; thì kể như là xoá số Nghĩa Trang Cồn Dầu rồi.
Một giáo dân khác cũng bày tỏ nỗi phẫn uất này:
Đúng, có sự thật là họ đã phá Cây Thánh Giá rồi và đem Cây Thánh Giá về bên Nhà Thờ. Còn bức tường rào Nghĩa trang Cồn Dầu thì bị phá một đoạn rồi. Giờ vấn đề đã ngã ngũ, tại vì Đức Cha Vũ Dần với Đức Cha Châu Ngọc Tri đồng loã với chính quyền, cùng một số giáo dân nữa, cố tình làm cho làng Cồn Dầu đi hết. Họ bây giờ phá nghĩa địa có ý là để giáo dân đi hết. Giáo dân Cồn Dầu có một số người đồng loã với chuyện đó. Số giáo dân Cồn Dầu còn ở lại hơn một trăm hộ rất bức xúc, buồn lắm chớ. Vừa rồi chính quyền mới cưỡng chế mấy cái nhà đó. Nghe đâu sắp tới, cái xóm bên nghĩa địa sẽ bị cưỡng chế hết. Họ làm sao kỳ quá. Tôi thấy không được. Luật pháp ở đây cũng như luật rừng.
Một giáo dân nữa lưu ý rằng sau Thánh Lễ hồi sáng Chủ Nhật vừa rồi, Cha Xứ Vũ Dần có báo giữa Nhà Thờ rằng sẽ dời Thánh Giá và đập tường rào nghĩa trang, trong khi, vẫn theo giáo dân này, việc họp bàn thì Cha không họp bàn với ai hết, “tự Cha đưa ra ý kiến rồi Cha làm thôi chứ không nói với ai, không bàn với ai hết”. Và qua sáng thứ Ba ngày 16 tháng Tư này thì, giáo dân ấy nói tiếp, “Cha làm luôn, tức là Cha cho cẩu Thánh Giá và đập tường rào luôn”. Giáo dân này nói thêm:
Đúng, có sự thật là họ đã phá Cây Thánh Giá rồi và đem Cây Thánh Giá về bên Nhà Thờ. Còn bức tường rào Nghĩa trang Cồn Dầu thì bị phá một đoạn rồi. Giờ vấn đề đã ngã ngũ, tại vì Đức Cha Vũ Dần với Đức Cha Châu Ngọc Tri đồng loã với chính quyền
Một giáo dân
Cây Thánh Giá của Nghĩa trang Cồn Dầu. RFA


Cây Thánh Giá của Nghĩa trang Cồn Dầu. RFA
Trong Nghĩa Trang Cồn Dầu trước đây có hơn 1.500 ngôi mộ. Nhưng họ đã di dời và hiện còn khoảng hơn 300 ngôi mộ. Những gia đình giáo dân còn giữ lại đó, vì ở đây coi như là Đất Thánh. Hồi tuần rồi vẫn còn tường rào nghĩa trang, vẫn còn Thánh Giá. Nhưng cha Vũ Dần hiện đã dời Thánh Gia, đập tường rào, ý là muốn những ngôi mộ còn lại cũng phải đi theo – tức là Cha muốn xoá Nghĩa Trang Cồn Dầu luôn.Giáo dân chúng tôi rất uất ức nhưng bây giờ không biết nói như thế nào, không biết nói chuyện với ai, không biết than thở cùng ai ! Cha Vũ Dần này làm quá đi, không bàn tính với ai, tự Cha ra tay làm. Cha chỉ báo qua vậy thôi chứ không bàn với Ban Đại Diện Giáo Xứ hay là cộng đồng giáo dân gì cả. Nên giáo dân rất bức xúc.
Chúng tôi ra sức điện thoại nhiều lần cho Cha Xứ Vũ Dần để mong ông giải thích với công luận về tình trạng Nghĩa Trang Cồn Dầu lịch sử đang bị xoá sổ, nhưng không có ai bên kia đầu dây trả lời.
Trong khi nhiều giáo dân “rất bức xúc” Họ chỉ biết than rằng đâu làm gì được ! Giáo dân giải thích nói chung, Cha Vũ Dần làm thì có công an đứng một bên bảo vệ cho Cha, còn giáo dân đứng đằng xa ngó thôi chứ làm gì được ! Không thể làm được gì hết ! Bởi vì giáo dân Cồn Dầu đã kinh qua biến cố mùng 4 tháng 5 năm 2010, qua đó, công an đàn áp đẫm máu những người tham dự tang lễ cụ bà Maria Đặng Thị Tân. Cho nên giáo dân giờ không manh động gì cả, và theo lời họ, cứ “để Cha Vũ Dần tự nhiên muốn làm gì đó thì làm; Cha kết hợp với chính quyền muốn làm gì đó thì cứ làm” !
http://chiaseloichua1.blogspot.com/2013/04/nghia-trang-con-dau-bi-xoa-so.html?showComment=1366982840464#c4137280083502544779

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

THƯ MỘT LINH MỤC CÔNG GIÁO GỬI BÁO THE NEW YORK TIMES



Đức Thánh Cha Phanxicô khi còn là Đức Hồng Y Bergoglio, hôn chân một người bị bệnh tật

Lời người dịch: “Đây là một bài đọc hữu ích để tái lập sự quân bình phần nào so với một sự tấn công dàn dựng của nhiều phương tiện truyền thông. Liệu việc tìm kiếm sự thật không đòi hỏi rằng các thực tại tiêu cực không ngăn cản chúng ta nhìn thấy các thực tại tích cực, khi các thực tại này có thể khuyến khích chúng ta, truyền cảm hứng cho chúng ta làm sự thiện chăng? Nó cũng sẽ là một thuốc chữa cho sự rầu rĩ lan tràn” (www.riposte-catholique.fr).
 Nhật báo The New York Times là một tờ báo lâu đời ở Mỹ, nổi tiếng là chống đạo Công giáo một cách có hệ thống. Báo này khai thác quá nhiều và không công bằng, một vài vụ linh mục ấu dâm ở Mỹ và nơi khác, trong khi không hề đưa tin về tuyệt đại đa số linh mục có tâm huyết với Giáo Hội, hy sinh cuộc đời vì Chúa và vì tha nhân. Do đó, linh mục Martín Lasarte, người Uruguay, Dòng Don Bosco (SDB), một nhà truyền giáo ở Angola từ 20 năm qua, đã viết bài dưới đây gửi nhật báo The New York Times ngày 6-4-2010. Dễ hiểu là nhật báo không hề trả lời lá thư của cha. Vài ngày sau, lá thư được đăng trên trang mạng Enfoques Positivos ở Argentina, và phát tán nhanh trên các trang mạng bằng tiếng Tây Ban Nha. Sau đó, bản dịch tiếng Anh được phổ biến ở nhiều nước nói tiếng Anh. Mới đây, bản dịch tiếng Pháp được trang www.riposte-catholique.fr đăng ngày 22-3-2013.

Các tân tiến chức LM phủ phục sát đất trong nghi thức truyền chức Linh mục ngày 21/04/2013 tại Rôma do Đức Giáo Hoàng Phanxicô cử hành.


 Xin được giới thiệu bài viết đầy tính thời sự này.

* * *

Anh bạn phóng viên thân mến,
Tôi chỉ là một linh mục Công giáo bình thường. Tôi cảm thấy hạnh phúc và tự hào về ơn gọi của mình. Trong 20 năm qua, tôi đã sống ở Angola với tư cách là một nhà truyền giáo. 
Tôi đọc trong nhiều phương tiện truyền thông, đặc biệt là tờ báo của bạn, sự phóng đại của chủ đề linh mục ấu dâm, nhưng trong một cách bệnh hoạn, vì chỉ tìm kiếm chi tiết trong đời sống các linh mục, các sai lầm trong quá khứ.
Có một trường hợp linh mục ấu dâm, trong một thành phố của Mỹ, trong những năm 1970, một trường hợp ở Úc trong thập niên 1980, và cứ như thế, có trường hợp mới đây hơn.... Chắc chắn rằng tất cả các trường hợp này đáng bị khiển trách!
Có các bài báo được cân nhắc và cân bằng, có các bài khác lại phóng đại, đầy thành kiến và thậm chí hận thù nữa. Tôi tự cảm thấy đau đớn nhiều về sự dữ lớn lao, bởi các người ấy đáng lẽ là dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa, lại là con dao găm trong cuộc sống của các người vô tội. Không có từ ngữ nào để biện minh cho các hành vi như vậy. Không thể nghi ngờ rằng, Giáo Hội là phải đứng về phia kẻ yếu và người nghèo. Vì lý do này, tất cả các biện pháp mà người ta có thể dùng để ngăn ngừa và bảo vệ nhân phẩm của trẻ em sẽ luôn luôn là một ưu tiên.

Các tân linh mục được ĐGH. Phanxicô trao ban sứ vụ Linh mục và âu yếm chúc lành

Nhưng sẽ là kỳ cục hết sức khi có ít tin tức và sự thiếu quan tâm đến hàng ngàn các linh mục khác, đã hiến đời mình để phục vụ hàng triệu trẻ em, thanh thiếu niên và các người bất hạnh nhất ở bốn phương trời của thế giới. 
Tôi nghĩ rằng, đối với tờ báo của bạn, các điều sau đây không hề được quan tâm để nói tới: 
1) Tôi đã phải di chuyển qua các con đường đầy mìn do chiến tranh trong năm 2002, để giúp đỡ các em nhỏ đang chết đói từ Cangumbe đến Lwena (Angola), bởi vì cả chính quyền không thể làm được và cả các tổ chức phi chính phủ không được phép làm;
2) Tôi đã chôn cất hàng chục trẻ em chết do việc dời chỗ vì chiến tranh;
3) Chúng tôi đã cứu sống hàng ngàn người dân ở Mexico, nhờ một trung tâm y tế duy nhất hiện hữu trong một vùng có diện tích 90.000 km2, với việc phân phát thực phẩm và các loại giống cây trồng;
4) Chúng tôi đã có thể cung cấp giáo dục và trường học trong mười năm qua cho hơn 110.000 trẻ em;
5) Cùng với các linh mục khác, chúng tôi đã cứu trợ cho gần 15.000 người ở các trại du kích quân, sau khi họ đã đầu hàng và giao nạp vũ khí, bởi vì thực phẩm của chính phủ và của Liên Hiệp Quốc không thể đến được với họ;
6) Không phải là tin tức thú vị khi một linh mục 75 tuổi, Cha Roberto, rảo qua thành phố Luanda ban đêm, chăm sóc các trẻ em đường phố, dẫn họ đến một nơi trú ngụ, để cho họ không bị ngộ độc bởi xăng dầu mà họ hít để kiếm sống, như là người ném lửa;
7) Việc xóa nạn mù chữ cho hàng trăm tù nhân cũng không phải là tin hay;
8) Các linh mục, như cha Stéphane, tổ chức các nhà tạm trú cho các thanh thiếu niên bị ngược đãi, đánh đập, hãm hiếp, để họ tạm lánh;
9) Linh mục Maiato, 80 tuổi, đến thăm từng ngôi nhà một của người nghèo, an ủi người bệnh và người tuyệt vọng;
10) Không phải là tin hấp dẫn khi hơn 60.000 trong số 400.000 linh mục và tu sĩ hiện nay đã rời đất nước và gia đình của họ, để phục vụ anh em mình tại các quốc gia khác trong các trại phong, bệnh viện, trại tị nạn, cô nhi viện cho trẻ em bị cáo buộc là phù thủy, hoặc cho trẻ em mồ côi do cha mẹ chết vì AIDS, trong các trường học dành cho người nghèo nhất, trung tâm dạy nghề, trung tâm tiếp nhận người nhiễm HIV....
11) Nhất là các linh mục dành đời mình trong các giáo xứ và cứ điểm truyền giáo, động viên mọi người sống tốt hơn và nhất là thương mến người khác;
12) Không phải là tin hấp dẫn khi bạn tôi, Cha Marcos Aurelio, để giải cứu trẻ em trong cuộc chiến ở Angola, đã đưa các em từ Kalulo đến Dondo và trên đường trở về, cha bị bắn chết; rồi đến một tu sĩ tên là Phanxicô và năm nữ giáo lý viên bị chết trong một tai nạn, khi họ đi giúp đỡ các vùng nông thôn xa xôi, hẻo lánh nhất của đất nước;
13) Hàng chục các nhà truyền giáo tại Angola đã chết vì thiếu các phương tiện y tế, chỉ vì bệnh sốt rét đơn giản;
14) Nhiều người khác đã bị tung xác lên trời do mìn nổ, khi đi thăm các tín hữu; quả vậy, trong nghĩa trang ở Kalulo, có mộ các linh mục đầu tiên đến khu vực ấy... không ai sống hơn 40 tuổi cả....;
15) Không phải là tin hấp dẫn, khi một linh mục "bình thường" sống công việc hàng ngày của mình, trong các khó khăn và niềm vui của mình, sống âm thầm cả đời vì lợi ích của cộng đoàn mình phục vụ;
Sự thật là, linh mục chúng tôi không cố gắng để có tên trong tin tức, nhưng chỉ mang "Tin Mừng", và Tin Mừng này không ồn ào, đã bắt đầu vào buổi sáng Phục Sinh. Một cây ngã gây tiếng ồn nhiều hơn cả cánh rừng đang mọc và phát triển.
Người ta gây nhiều tiếng ồn cho một linh mục phạm một lỗi lầm, hơn là gây tiếng ồn cho hàng ngàn linh mục hiến đời mình cho hàng chục ngàn trẻ em và người nghèo khó.
Tôi không muốn làm một biện hộ cho Giáo Hội và các linh mục.
 Một linh mục không phải là một anh hùng, cũng không phải là một người rối loạn thần kinh. Linh mục chỉ là một con người bình thường, và với bản tính con người của mình, tìm cách theo Chúa và phục vụ Ngài trong anh chị em của mình.

Linh mục có nhiều khổ đau, nghèo đói và sự mỏng giòn như các người khác; nhưng linh mục cũng có vẻ đẹp và hùng vĩ như mọi thụ tạo khác.... Việc nhấn mạnh một cách ám ảnh bẩm sinh và phá hoại về một đề tài đau đớn, trong khi mất tầm nhìn chung của công việc, tạo ra thật sự các biếm họa tấn công vào hàng linh mục Công Giáo, do đó, tôi cảm thấy bị xúc phạm.
 Tôi chỉ yêu cầu anh, người bạn phóng viên thân mến, hãy tìm kiếm Chân, Thiện, Mỹ. Điều này sẽ làm lớn mạnh nghề nghiệp của bạn.

Chào anh trong Đức Kitô,
Linh mục Martin Lasarte, SDB

”Quá khứ của con, lạy Chúa, con phó thác cho lòng Thương xót của Chúa; hiện tại của con, cho Tình yêu Chúa; và tương lai của con, cho sự Quan Phòng của Chúa”.

(www.riposte-catholique.fr ngày 22-3-2013)

Nguyễn Trọng Đa dịch

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Hình ảnh Đức Thánh Cha Phanxicô phong chức Linh mục ngày 21.4.2013



Đăng lúc: Thứ hai - 22/04/2013 22:42 - Người đăng bài viết: tinvui@dmin
Hình ảnh Đức Thánh Cha Phanxicô phong chức Linh mục ngày 21.4.2013
Hình ảnh Đức Thánh Cha Phanxicô phong chức Linh mục ngày 21.4.2013
Hình ảnh : Tổng hợp

Tác giả bài viết: TH
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

Đức tin và Thánh nhạc


Đăng bởi lúc 2:18 Sáng 20/04/13
VRNs (20.04.2013) – AD2000 – Sức mạnh của âm nhạc và ca khúc ở trong mỗi con người, trong khi nắm bắt điều tưởng tượng từ mọi khoảnh khắc của thế giới. Khi đứa bé khóc, người mẹ hoặc người cha sẽ vỗ về, âu yếm và dỗ dành nó – thường là thành công.
Cả nhạc đạo và nhạc đời, lịch sử có đầy các ví dụ về sức mạnh của âm nhạc và ca khúc. Từ đó, Công đồng Vatican II đã chú trọng vai trò xứng đáng của âm nhạc trong Phụng vụ.
Năm 1745, Flora Macdonald (1722-1790) hẳn sẽ không bao giờ biết có một ngày bà đi vào lịch sử bằng cách chuyên chở một hành khách hoàng gia vượt biển tới Skye.
Năm 1745, quân đội Công giáo tin tưởng quy tụ phía sau vua Charles Edward Stuart (1720-1788) – “Bonnie Prince Charlie”. Tuy nhiên, cuối cùng họ đành chịu thua tại Culloden, và nói với hoàng tử: “Hoàng tử sẽ không trở lại chứ?”.
Bài hát Giáng sinh
Cùng năm đó, John Francis Wade (1711-1786) – một tín hữu Công giáo, và Jacobite – một thầy dạy nhạc có tài, đã quyết định chạy trốn cuộc bách hại tôn giáo ở Anh quốc, và đến vùng duyên hải ở Pháp quốc, cuối cùng định cư tại TP Douai (Pháp quốc).
Trong một thời gian ngắn, Wade trở thành một trong nhiều người trí thức đã quy tụ tại trường English College của TP Douai, một pháo đài của những người Công giáo bị đày ải. Khi đó, Wade đã sáng tác một trong những bài hát Giáng sinh được yêu thích nhất thế giới hồi năm 1743, đó là bài “Adeste Fideles” (Hãy đến, hỡi các tín hữu).
Ian Bradley, trong một bài báo tựa đề “Sing Choirs of Angels” (History Today, Vol 48, No 12, 1998, tr. 42), nói rằng how the original manuscript published by Wade, who was by then the plainchant scribe at Douai, has the dedication, “Regem nostrum Jacobum” và “Stuart cyphers” còn là bản thảo, cho biết rằng thánh ca (hymn) có thể được viết không chỉ là bài hát Giáng sinh (Christmas carol), mà còn là bài hùng ca (powerful anthem).
Ngày nay, bài Adeste Fideles được cả các tín đồ Tin lành và Công giáo đều hát mỗi dịp lễ Giáng sinh, mới đầu bài này tập trung mời gọi các tín hữu đến thờ lạy Vua các Thiên thần. Từ tận cõi lòng và tâm trí người ta dành cho Giáo Hội của Chúa, và với nguyên nhân chính trị mà nó được gắn liền với Giáo Hội, có một bài hát Giáng sinh thế kỷ 18 mà ngày nay có thể khiến những người vô thần dừng lại khi họ nghe thấy, hoặc có thể khiến các tín hữu rưng rưng khi nghe hát trong Thánh lễ đêm.
Như vậy âm nhạc có sức mạnh kỳ lạ, chẳng hạn bài “La Marseillaise” và “L’Internationale” đã khơi dậy phong trào cách mạng và quân đội.
Đa số chúng ta cũng có thể làm chứng bất kỳ lúc nào được nhận huy chương vàng tại Thế Vận Hội (Olympic Games). Khi nghe quốc ca của nước mình, các vận động viên rất phấn khởi – vì họ chiến thắng vì quê hương, vì dân tộc.
Tinh thần con người và âm nhạc cũng không thể tách rời, đó là mối quan hệ giữa sự mặc khải và âm nhạc.
Cựu ước đã đặt nền tảng – với sách Thánh Vịnh và Diễm Ca – của truyền thống thơ và nhạc tới mức cao nhất, chạm đến tận sâu thẳm của niềm khao khát nhân loại đối với Thiên Chúa. Tv 137 nói về cuộc lưu đày và nỗi khốn khổ của người xa cách quê hương, họ không thể vui và không tìm được lời ca tụng Thiên Chúa.
Chúa Giêsu giáng sinh
Thánh Luca cho biết Đức Kitô giáng sinh không chỉ được xác định qua ánh sao sáng trên đất Belem, mà còn bởi tiếng hát của ca đoàn thiên thần: Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” (Lc 2:14).
Thánh Phaolô nói rằng chúng ta nên “cùng nhau đối đáp những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca do Thần Khí linh hứng; hãy đem cả tâm hồn mà ca hát chúc tụng Chúa. Trong mọi hoàn cảnh và mọi sự, hãy nhân danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, mà cảm tạ Thiên Chúa là Cha” (Ep 5:19-20).
Thánh Phaolô cũng nói với giáo đoàn Côlôxê“Ước chi lời Đức Kitô ngự giữa anh em thật dồi dào phong phú. Anh em hãy dạy dỗ khuyên bảo nhau với tất cả sự khôn ngoan. Để tỏ lòng biết ơn, anh em hãy đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca, do Thần Khí linh hứng” (Cl 3:16).
Với âm nhạc có truyền thống Kitô giáo như vậy, Metropolitan Andrii Sheptytsky (1865-1944) đã không muốn chỉ cử hành phụng vụ bằng ngôn ngữ, mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của âm nhạc trong việc ca tụng Thiên Chúa (Pospishil, 1989, tr. 201-225).
Không thể kể hết các ví dụ điển hình về sự ảnh hưởng mạnh mẽ của âm nhạc trong truyền thống Kitô giáo. Khi Lm Roman Lysko, người Ukraina và chịu tử đạo, bị những người lính Soviet chôn sống, các nhân chứng đã nghe ngài hát Thánh Vịnh (Church of the Martyrs, 2004, tr. 25).
Thời gian sau, Giáo Hội Ukraina phải hoạt động âm thầm, các linh mục và giám mục đều bị tù đày hoặc bị giết, điều nuôi dưỡng tâm hồn các tín hữu không là những mái vòm nhà thờ bằng vàng hoặc các tượng ảnh, mà là những bài thánh ca của Giáo Hội, tác giả các bài thánh ca đó là Lm Iosyf Kysakevyc (1872-1953), một người đã anh dũng tuyên xưng đức tin.
Các bài thánh ca như vậy, với lòng chân thành và giản dị, thách thức mọi sức mạnh của xiềng xích và gông cùm trong các trại tập trung, rồi lan tỏa ra khắp thế giới. Sức mạnh của âm nhạc kỳ diệu, sức mạnh của thánh nhạc còn kỳ diệu hơn.
Thực tế
Triết gia William James (1842-1910), người Mỹ, đã từng viết về mối liên kết giữa âm nhạc và sự thần bí. Ông nói:“Âm nhạc là yếu tố mà chúng ta được diễn tả tốt nhất bằng sự thật thần bí. Nhiều mystical scriptures are indeed little more than musical compositions”.
Dante Alighieri (1265-1321) cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của âm nhạc đối với các dạng nghệ thuật khác: “Sự hài hòa âm thanh này làm cho tôi nhớ lại cách thức trong nhà thờ khi tôi cùng với cộng đoàn hát, dù đôi khi khó nghe lời ca, đôi khi không nghe được luôn” (Dante, 1985: II, Canto IX, p. 100).
Đối với Dante, có một điểm về âm nhạc khi lời ca và giọng hát hòa quyện vào nhau để nâng lên tầm cao hơn của thực tế và vượt qua mọi dạng giao tiếp, nếu chúng tách rời thì chỉ tách cái này với cái khác.
Có thể đây là dạng lô-gích ngầm hiểu trong giáo huấn nổi tiếng của Thánh Augustinô trong Bài Giảng 336: “Hát là cầu nguyện hai lần” (To sing once is to pray twice), nghĩa là khi âm nhạc được thêm vào lời ngợi khen Thiên Chúa, như hôn nhân giữa hai con người, giữa văn xuôi và văn vần, với ý nghĩa bí ẩn có trong giai điệu.
Trong sự kết hợp như vậy, giọng hát được biến chuyển bằng giọng mới và được nghe, người ta có thể ngồi thưởng thức thực sự như ở trên trời với Chúa vậy. Say đắm tuyệt vời!
Tiến sĩ ANDREW KANIA (*)
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ AD2000.com.au)
 ————–
(*) TS Andrew Kania đã từng là trưởng Khoa Tâm Linh tại ĐH Aquinas, ở Perth. Ông còn là tác giả của nhiều bài viết về tôn giáo, và hiện nay ông đang nghiên cứu tại ĐH Oxford.

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Tổng Giám mục Argentina cảnh báo chống lại một ‘Giáo Hội Thế Tục”



Share
OrtegaTổng Giám mục Havana chia sẻ những ghi chú từ bài phát biểu của Hồng Y Bergoglio trong cuộc họp tiền mật viện
Tổng Giám mục Havana nói rằng bài phát biểu của Hồng Y Jorge Bergoglio (bây giờ là Giáo hoàng Phanxicô) tại cuộc họp tiền mật viện của các Hồng Y thì “xứng bậc thầy dạy” và “rõ ràng”.
Hồng Y Jaime Lucas Ortega y Alamino đã nói về bài phát biểu của Hồng Y Bergoglio trong một Thánh lễ ngày thứ Bảy ở Cuba, khi trở về quê hương sau chuyến đi tới Rôma chào từ biệt Đức Bênêđíctô, tham dự mật viện và chào đón Đức Phanxicô.
Hồng Y Ortega nói rằng Hồng Y Bergoglio đã trao cho ngài những ghi chú chép tay bài phát biểu và cho phép ngài chia sẻ cho người khác nội dung của nó.
Hồng Y Ortega nói: “Cho phép tôi chia sẻ với anh chị em tư tưởng của Đức Thánh Cha Phanxicô,  hầu như là hoa quả đầu tiên của ngài, về sứ vụ của Giáo Hội,”
Orlando Marquez, phát ngôn viên của Tổng giáo phận Havana, nói với Zenit rằng, trong Thánh lễ thứ Bảy, Tổng Giám mục Havana xem bài phát biểu như thể “xứng bậc thầy dạy, khai sáng, mời gọi một sự dấn thân, và quả là chân thực”.
Sau đó, ngài đọc toàn bộ bản văn mà vị Giáo Hoàng tương lại cho ngài. Trong bản văn đó, vị Giáo Hoàng tương lai này tóm tắt trong bốn điểm các tư tưởng mà ngài muốn chia sẻ với các Hồng Y, và trình bày viễn ảnh của cá nhân ngài về Giáo hội hiện nay.
Pope-FrancisĐiểm đầu tiên là về Phúc Âm hóa, và ngài nói rằng “Giáo Hội phải đi ra khỏi chính mình và đến với vùng ngoại biên”, không chỉ theo nghĩa địa lý mà còn theo nghĩa hiện sinh, được tỏ lộ trong mầu nhiệm tội lỗi, đau khổ, bất công và ngu dốt.
Điểm thứ hai là một lời phê bình về một Giáo Hội “qui ngã”, nhìn vào chính mình theo kiểu “tự yêu mình” (theological narcissism), tách biệt khỏi thế giới và “giữ Đức Giêsu Kitô bên trong Giáo Hội và không cho phép Ngài đi ra ngoài”.
Như là hậu quả của điều đó, có hai hình ảnh về Giáo Hội, theo điểm thứ ba trong bài phát biểu của Hồng Y Bergoglio: một “Giáo Hội phúc âm hóa, đi ra khỏi mình” và “một Giáo Hội trần tục, sống đóng khung trong chính mình, vì mình và cho mình”. Và nhận xét này phải “đem lại ánh sáng cho những thay đổi và cải cách khả thi, cần thực hiện” trong Giáo hội.
Ở điểm cuối cùng, Hồng Y Bergoglio nói với các Hồng Y về điều ngài mong chờ nơi vị sẽ được tuyển chọn để lãnh đạo Giáo hội: “Một con người, nhờ việc chiêm ngưỡng Đức Giêsu Kitô… sẽ giúp Giáo Hội đi ra khỏi chính mình hướng về những vùng ngoại biên hiện sinh.”
Tổng Giám Mục Havana giải thích trong bài giảng của mình rằng, vì ngài đồng ý với nét phác thảo đó về Giáo Hội, ngài đã hỏi Hồng Y Bergoglio có bản viết về bài phát biểu đó không, vì ngài muốn giữ nó. Hồng Y Bergoglio trả lời là ngài không có.
Tuy nhiên, Hồng Y Ortega nói tiếp rằng, sáng ngày hôm sau, “với sự cân nhắc kỹ lưỡng”, Hồng Y Bergoglio đã cho ngài bản viết tay bài phát biểu đúng như những gì người còn nhớ.
Khi ấy, Hồng Y Ortega đã xin và nhận được sự chấp thuận của Hồng Y Bergoglio cho phép ngài chia sẻ những tư tưởng đó trong Giáo Hội.
Sau khi đức Phanxicô được bầu chọn, Hồng Y Ortega lại xin phép để chia sẻ bài phát biểu, và Đức Phanxicô lại đã đồng ý. Hồng Y Ortega nói rằng ngài đang giữ bản gốc bài phát biểu như là một kho báu đặc biệt của Giáo hội và là vật kỷ niệm quý báu của vị Giáo hoàng hiện nay của Giáo Hội.
Palabra Nueva, tạp chí của Tổng Giáo phận Havana do Orlando Marquez điều hành, đã đăng những ghi chú mà Hồng Y Bergoglio trao cho Hồng Y Ortega.
Niềm vui ngọt ngào và an ủi của việc phúc âm hóa
Nói về phúc âm hoá. Đó là lý do hiện hữu của Giáo hội -- "niềm vui ngọt ngào và an ủi của việc phúc âm hóa" (Đức Phaolô VI). Chính Đức Giêsu thúc đẩy chúng ta tự bên trong.
1.     Phúc âm hóa bao hàm lòng nhiệt thành tông đồ. Phúc âm hóa bao hàm một ước muốn trong Giáo Hội đi ra khỏi chính mình. Giáo Hội được mời gọi đi ra khỏi chính mình và đến với những vùng ngoại biên, không chỉ theo nghĩa địa lý mà còn theo nghĩa hiện sinh: những vùng liên hệ tới mầu nhiệm tội lỗi, đau khổ, bất công, ngu dốt, của những hành động không có tính tôn giáo, của tư tưởng và của mọi cảnh khốn cực.
2.     Khi Giáo Hội không ra khỏi chính mình để phúc âm hóa, Giáo Hội trở nên “qui ngã” và sau đó bị nhuốm bệnh (x. người đàn bà còng lưng trong Tin Mừng). Những điều xấu xa theo thời gian xảy ra trong thể chế Giáo Hội có nguồn gốc từ sự qui ngã và một thứ “tự yêu mình” (theological narcissism). Trong sách Khải Huyền, Đức Giêsu nói rằng Ngài đứng ở cửa và gõ. Rõ ràng bản văn liên hệ tới việc Ngài gõ cửa từ bên ngoài để vào bên trong, nhưng tôi nghĩ về những lần Đức Giêsu gõ cửa từ bên trong để chúng ta cho Ngài đi ra bên ngoài. Giáo Hội qui ngã giữ Đức Giêsu bên trong mình và không để Ngài đi ra ngoài.
3.     Khi Giáo hội qui ngã nhưng không ý thức điều đó, Giáo Hội tin rằng mình có ánh sáng của riêng mình. Giáo Hội hết là mầu nhiệm mặt trăng (the mysterium lunae) và mở đường cho sự dữ lớn lao là sự thế tục hóa tinh thần (spiritual worldliness) (Theo De Lubac, đây là sự dữ tồi tệ nhất có thể tấn công Giáo Hội). Giáo Hội qui ngã sống chỉ để làm vinh danh cho nhau. Nói cách đơn giản, có hai hình ảnh về Giáo Hội: Giáo Hội phúc âm hóa đi ra khỏi chính mình, lắng nghe Lời của Thiên Chúa và loan báo cách trung thành, và Giáo Hội thế tục sống đóng khung trong chính mình, vì mình, và cho mình. Điều này phải đem lại ánh sáng cho những thay đổi và cải cách khả thi, cần thực hiện để cứu rỗi các linh hồn.
4.     Nghĩ về vị Giáo Hoàng tương lai, ngài phải là một con người, nhờ việc chiêm ngưỡng và tôn thờ Đức Giêsu Kitô, giúp Giáo Hội ra đi, đến những vùng biên hiện sinh, giúp Giáo Hội trở nên người mẹ sinh hoa trái, sống niềm vui ngọt ngào và an ủi của việc phúc âm hóa.
Nguồn Zenit 26/3/2013


Hoa Kỳ giận dữ Việt Nam ngăn cản cuộc họp mặt với các nhà bất đồng chính kiến


http://www.chuacuuthe.com/2013/04/17/hoa-ky-gian-du-viet-nam-ngan-can-cuoc-hop-mat-voi-cac-nha-bat-dong-chinh-kien/


Đăng bởi lúc 12:59 Sáng 17/04/13
VRNs (17.04.2013) – Defend the Defenders - Từ Washington, AFP cho biết hôm thứ hai, Hoa Kỳ đã bày tỏ quan ngại trước việc chính quyền Việt Nam ngăn cản hai nhà hoạt động gặp gỡ một quan chức của họ đang ở Hà Nội để đối thoại về nhân quyền.
Các quan chức Hoa Kỳ cho hay, họ đã mời nhà hoạt động dân chủ Phạm Hồng Sơn và luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, cả hai đều từng bị ngồi tù, tham gia cuộc đối thoại vào ngày thứ Sáu với Dan Baer, quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
“Chúng tôi quan ngại trước việc chính quyền Việt Nam ngăn cản các nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài  Phạm Hồng Sơn gặp gỡ Dan Baer, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Patrick Ventrell  phát biểu với các nhà báo.
Tuy nhiên, Ventrell nói rằng Baer vẫn có thể gặp linh mục Nguyễn Văn Lý, một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất Việt Nam, tại nhà tù.
Baer, người đảm trách vấn đề nhân quyền, đã tiến hành đối thoại với các quan chức Việt Nam ở Hà Nội hôm thứ Sáu vừa qua như một phần trong cuộc đối thoại thường niên giữa hai quốc gia về vấn đề nhân quyền.
Ventrell cho biết là hai nước đã có cuộc đối thoại “thẳng thắn và xây dựng” về nhiều chủ đề, trong đó có vấn đề tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và các tù nhân, mặc dù các quan chức Hoa Kỳ không thông báo kết quả cụ thể nào.
Mối quan hệ giữa hai quốc gia cựu thù trong chiến tranh này đã ấm lên nhanh chóng kể từ khi họ bình thường hoá quan hệ ngoại giao năm 1995, song phía Hoa Kỳ nói rằng Việt Nam phải cải thiện cách đối xử với các công dân của mình nếu muốn hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ.
Những người chỉ trích trong Quốc hội Mỹ và các tổ chức nhân quyền cho rằng những lời kêu gọi thường xuyên của Hoa Kỳ về vấn đề nhân quyền vẫn chưa tạo ra sự thay đổi nào ở Việt Nam.