Đức Giáo Hoàng Phanxicô
EMTY (Vatican Insider,
14-12-2013, Andrea Tornielli) – “Ý thức hệ Mácxít là điều sai lầm” - ĐGH
Phanxicô nói trong một cuộc phỏng vấn đăng trên tờ báo Ý La Stampa, số ra ngày
15-12.
Trong cuộc phỏng vấn dài 1 tiếng rưỡi do ký giả Andrea Tornielli thực hiện, Đức Giáo hoàng nói đến Giáng Sinh, nạn đói trên thế giới, sự đau khổ của trẻ em, việc cải tổ Giáo triều Rôma, hồng y phụ nữ, Viện Giáo vụ (IOR), viếng thăm Đất Thánh…
Hai lần trong cuộc phỏng vấn, nét bình thản mà mọi người thường thấy trên gương mặt của ĐGH Phanxicô mất dần đi khi nói về sự đau khổ vô tội của trẻ em và bi kịch đói nghèo trên thế giới.
Đức Giáo hoàng cũng về các mối quan hệ của Giáo hội Công giáo với các Giáo hội Kitô khác và về việc "đổ máu đại kết" làm liên kết các Giáo hội Kitô trong lúc bị bách hại. Ngài cũng đề cập đến các vấn đề về gia đình, sẽ được thảo luận tại Thượng Hội đồng kế tiếp, phản ứng lại các nhà phê bình Mỹ cáo buộc ngài là "một người Mácxit", cũng như thảo luận về mối quan hệ giữa Giáo hội và hoạt động chính trị.
Trong cuộc phỏng vấn dài 1 tiếng rưỡi do ký giả Andrea Tornielli thực hiện, Đức Giáo hoàng nói đến Giáng Sinh, nạn đói trên thế giới, sự đau khổ của trẻ em, việc cải tổ Giáo triều Rôma, hồng y phụ nữ, Viện Giáo vụ (IOR), viếng thăm Đất Thánh…
Hai lần trong cuộc phỏng vấn, nét bình thản mà mọi người thường thấy trên gương mặt của ĐGH Phanxicô mất dần đi khi nói về sự đau khổ vô tội của trẻ em và bi kịch đói nghèo trên thế giới.
Đức Giáo hoàng cũng về các mối quan hệ của Giáo hội Công giáo với các Giáo hội Kitô khác và về việc "đổ máu đại kết" làm liên kết các Giáo hội Kitô trong lúc bị bách hại. Ngài cũng đề cập đến các vấn đề về gia đình, sẽ được thảo luận tại Thượng Hội đồng kế tiếp, phản ứng lại các nhà phê bình Mỹ cáo buộc ngài là "một người Mácxit", cũng như thảo luận về mối quan hệ giữa Giáo hội và hoạt động chính trị.
Vatican đón mừng Noel 2013
“Giáng Sinh là gặp gỡ Chúa Giêsu, là cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa với dân Ngài. Đó cũng là một niềm an ủi, một mầu nhiệm về sự an ủi...”, ĐGH Phanxicô nói về Giáng Sinh đầu tiên của ngài trong cương vị là Giám mục Rôma. Ngài nói: “Giáng Sinh luôn làm chúng ta nghĩ về Bêlem, và Bêlem là một địa điểm đặc biệt trong Đất Thánh, nơi Chúa Giêsu đã sống. Vào đêm vọng Giáng Sinh, tôi nghĩ tới các Kitô hữu sống ở đó, tới những người đang gặp khó khăn, tới rất nhiều người đã phải rời quê hương vì những vấn đề khác nhau.”
Về vấn đề đau khổ của trẻ em, ĐTC Phanxicô nói: “Khi tôi gặp một trẻ em chịu đau khổ, lời cầu nguyện duy nhất đến trong tâm trí tôi là lời nguyện ‘tại sao’: ‘Tại sao vậy Chúa ơi?’ ‘Ngài không giải thích cho tôi bất cứ điều gì. Nhưng tôi cảm nhận được Ngài đang nhìn tôi. Vì vậy, tôi có thể nói: ‘Chúa biết tại sao. Chúa không nói cho con biết, nhưng Chúa đang nhìn con và con tin Ngài. Chúa ơi, con tin vào cái nhìn của Ngài.'
Đáp lại những lời chỉ trích ngài nhận được từ những người bảo thủ cực đoan ở Mỹ cáo buộc ngài là “một người Mácxít” sau khi công bố Tông huấn “Evangelii Gaudium” (Niềm vui Phúc Âm), Đức Thánh Cha nhận xét: “Ý thức hệ Mácxít là điều sai lầm. Nhưng trong đời mình, tôi đã gặp nhiều người mácxít tốt lành, vì vậy tôi không cảm thấy bị xúc phạm.”
Những lời gây ấn tượng mạnh nhất là những lời nói về nền kinh tế “giết hại”... Ngài nói: “Không có điều gì trong tông huấn mà không thể tìm thấy trong Học thuyết Xã hội của Giáo Hội. Tôi không nói theo quan điểm của một chuyên gia, tôi tìm cách trình bày như chụp hình những gì đang xảy ra. Trích dẫn đặc thù duy nhất là về những lý thuyết gọi là “được hưởng lợi ké”, theo đó mỗi sự phát triển kinh tế do thị trường tự do tạo điều kiện thuận lợi để nó diễn ra, thì nó chắc chắn sẽ thành công trong việc mang lại sự công bằng hơn và tính toàn diện về mặt xã hội trên thế giới. Đó là một lời hứa khi ly nước chưa đầy, nếu ly nước ấy đầy tràn thì người nghèo cũng được hưởng ké nước tràn ra từ chiếc ly ấy. Nhưng thực tế là khi chiếc ly tràn đầy nước, nó lại phình ra một cách kỳ lạ và thế là chẳng bao giờ người nghèo được hưởng thứ gì từ ly nước ấy. Đó là điều tham chiếu duy nhất về lý thuyết ấy. Tôi xin nhắc lại là tôi không nói như một chuyên gia, nhưng theo Học thuyết Xã hội của Giáo Hội. Và điều này không có nghĩa tôi là một người mácxít.”
Về việc hiệp nhất Kitô giáo, ĐTC Phanxicô cho biết ngài đặt vấn đề đại kết lên hàng ưu tiên. Ngài nói rằng ngày nay có một thứ gọi là “đổ máu đại kết”: Ở một số nước, các Kitô hữu bị giết hại vì mang thánh giá hoặc sở hữu Kinh Thánh, và trước khi bị sát hại, họ không được hỏi họ có phải là Anh giáo, Tin Lành, Công giáo hay Chính thống hay không. Dòng máu tử đạo hoà lẫn vào nhau. Đối với những người ra tay sát hại thì chúng ta đều là Kitô hữu. Ngài bày tỏ mong ước và sẵn sàng gặp Đức Thượng phụ Bartolomaios I, Giáo chủ Chính thống Constantinople, nhân dịp kỷ niệm 50 năm cuộc gặp gỡ lịch sử tại Thánh Địa giữa Đức Phaolô VI và Đức Thượng phụ Athenagoras của Constantinople.
Về vấn đề những người ly dị tái hôn, Đức Phanxicô không bày tỏ lập trường, nhưng lưu ý rằng việc Giáo Hội không cho người ly dị tái hôn rước lễ “không phải là một hình phạt”. Ngài không nhắc đến vấn đề này trong tông huấn, nhưng cho biết nó sẽ được bàn đến trong Công nghị Hồng y vào tháng 2 tới đây, và sẽ được bàn đến trong Thượng HĐGM Thế giới khoá đặc biệt vào tháng 10 năm tới, cũng như trong Thượng HĐGM thường kỳ vào năm 2015.
Về việc cải tổ Giáo triều, Đức Giáo hoàng cho biết vào tháng 2 năm tới, 8 hồng y "cố vấn" của ngài sẽ cung cấp "những gợi ý" cụ thể "đầu tiên" của các ngài. ĐGH Phanxicô thẳng thừng phủ nhận ý kiến cho rằng ngài có ý định đề cử phụ nữ hồng y. Ngài nói: “Tôi không biết ý tưởng này đến từ đâu. Phụ nữ trong Giáo Hội phải được đề cao giá trị chứ không phải được ‘giáo sĩ hoá’.” Ngài cũng bày tỏ hài lòng về tiến trình cải tổ Viện Giáo vụ, quen gọi là Ngân hàng
Hùng Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét