Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

Ba giải pháp giúp người ly hôn được phép rước lễ trở lại


11/7/2013 9:00:45 PMCác giải pháp khả thi dành cho vấn đề rắc rối này
HonPhoi.jpg

Trong khi những tháng đầu tiên trong triều đại giáo hoàng của Đức Thánh cha Phanxicô nổi bật qua việc ngài chú ý đến người nghèo và thái độ “Tôi là ai mà phán xét” của ngài về vấn đề đồng tính, cam kết thảo luận luật cấm rước lễ đối với người Công giáo ly hôn và tái hôn có thể có ảnh hướng lớn nhất đối với người Công giáo, đặc biệt là tại Mỹ.

Chính sách hiện nay gây ra “sự ly khai thầm lặng”, theo một số người và các giám mục trên thế giới thừa nhận điều cấm này khiến vô số người Công giáo và gia đình họ bị gạt ra ngoài Giáo hội.

Vì thế liệu vấn đề nan giải này cuối cùng có được giải quyết không? Và bằng cách nào? Có ba giải pháp khả thi như sau:

Một: “Lựa chọn theo Chính thống”

Chính Đức Phanxicô đã viện dẫn cách làm trong các Giáo hội Chính thống Đông phương cho phép kết hôn lần hai, thậm chí lần ba vì nhiều lý do khác nhau – và do đó được phép rước lễ, trong khi vẫn xem cuộc hôn nhân đầu tiên có giá trị về mặt bí tích. Chấp nhận việc làm như thế cần có sự thay đổi trong việc hành đạo của người Công giáo nhưng có thể giúp tránh được chướng ngại vật mục vụ hiện nay.

“Sẽ có quan điểm đồng cảm nơi hầu hết giáo dân, giáo sĩ và giám mục về một việc như thế”, Đức Giám mục Kieran Conry của Arundel và Brighton phát biểu với tờ The Times of London.

Hai: Hãy để lương tâm hướng dẫn

Người Công giáo luôn nhờ đến cái được gọi là “tòa án lương tâm”, đó là xét theo lương tâm họ có được phép rước lễ hay không ngay cả khi họ đang trong tình trạng hôn nhân “ngăn trở”.

Điều này không có nghĩa là “tự do” và đòi hỏi “xét đoán lương tâm về mặt đạo đức cần có tư duy cá nhân nghiêm túc qua một thời gian”, như linh mục James A. Coriden, luật sư giáo luật tại Hội Thần học Washington, nói trong bài phân tích chi tiết trên tạp chí Commonweal năm ngoái.

Nhưng nếu Thượng Hội đồng giám mục Vatican vào tháng 10 năm sau nhấn mạnh đến lựa chọn “tòa án lương tâm”, các chuyên gia Giáo hội nói có thể còn lâu mới hướng tới giáo huấn người Công giáo để lương tâm có thể hoạt động như thế nào, và có thể giúp người Công giáo tái hôn tham gia đời sống Giáo hội mà không có cảm giác xem mình là công dân hạng hai.

Ba: Hợp thức hóa việc hủy bỏ bí tích hôn nhân

Hủy bỏ một cuộc hôn nhân trong tòa án Giáo hội có thể là quá trình quanh co gây bất lợi và rất khác nhau ở mỗi nước, dẫn đến những vấn đề về tính công bằng cơ bản. Trên thực tế, 2/3 trong số gần 55.000 vụ hủy bỏ bí tích hôn nhân được các tòa án Giáo hội trên thế giới cho phép mỗi năm nằm ở Mỹ, mặc dù người Công giáo Mỹ chỉ chiếm 6% số người Công giáo trên thế giới.
Như chính Đức Phanxicô nói quá trình hủy bỏ bí tích hôn phối cần được xem xét lại “vì các tòa án Giáo hội không có đủ thẩm quyền”.

Trong khi các giám mục nhóm họp vào mùa thu tới có thể chọn cách chấp nhận một hay nhiều hơn trong số ba giải pháp này, cũng có những xu hướng mạnh mẽ duy trì hiện trạng.

Chẳng hạn, các viên chức Rôma đã nhiều năm cố hạn chế việc hủy bỏ bí tích hôn phối, chứ không mở rộng, họ nói rằng các tòa án, đặc biệt là ở Mỹ, cho phép hủy bỏ quá dễ dàng.

Một dấu hiệu cảnh báo nữa đó là giữa lúc ngày càng có nhiều suy đoán đang có thay đổi, viên chức cấp cao về giáo lý của Vatican là Đức Tổng Giám mục Gerhard Mueller cho đăng bài báo dài trên tờ báo Vatican hôm 22-10 hoàn toàn nghi ngờ về triển vọng cải cách.


(UCAN 07.11.2013/ David GibsonReligion News Service)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét