GPVO - 26.09.2013: "Cộng đoàn Dân Chúa Giáo phận Đà Nẵng chúng con xin cùng sốt sắng cầu nguyện với Đức cha và gia đình Giáo phận Vinh. Xin Thiên Chúa chữa lành mọi vết thương tinh thần và thể chất cùng ban ơn ủi an, nâng đỡ và soi sáng cho Đức cha và giáo phận nhận ra và thực thi ý Chúa trong giai đoạn này.
Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013
Thư hiệp thông của Đức Giám mục Giáo phận Ban Mê Thuột với giáo phận Vinh và Gx Mỹ Yên
GPVO - 26.09.2013: Thư hiệp thông với giáo phận Vinh và Gx Mỹ Yên của Đức Cha Vinh sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận Ban Mê Thuột
Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013
Công Giáo Việt Nam tỏ thái độ về vụ Mỹ Yên
Posted on 25/09/2013by danchuahiepthong
XÃ ĐOÀI (NV) – Giám Mục Hoàng Văn Đạt, giám mục Giáo Phận Bắc Ninh kiêm tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục (HĐGM) Việt Nam đã đến thăm Giáo Phận Vinh vào chiều 22 tháng 9.
Giám mục Hoàng Văn Đạt (bên trái), tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, cùng với Giám mục Nguyễn Thái Hợp cầu nguyện tại linh địa Trại Gáo (giáo xứ Mỹ Yên) ngày 22/9/2013. (Hình: web Giáo Phận Vinh) |
Cuộc viếng thăm này trở thành đáng chú ý trong bối cảnh hiện nay.
Ngày 8 tháng 9-2013, nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An đã từng gửi văn bản cho Tổng Giám mục Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giáo phận Hà Nội, kiêm Chủ tịch HĐGM Việt Nam, cáo buộc Giám mục Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh và các linh mục của giáo phận này là tác nhân chính gây ra vụ Mỹ Yên.
Đến ngày 18 tháng 9, Giám mục Nguyễn Thái Hợp có thư gửi cho các giám mục thành viên HĐGM Việt Nam, tường trình căn kẽ vụ Mỹ Yên để các vị giám mục, linh muc, tu sĩ và cộng đồng dân Chúa “hiểu rõ hơn nguyên nhân và diễn biến vụ việc”.
Có vẻ như công văn của nhà cầm quyền Nghệ An không những không tạo được tác động hoặc sức ép nào lên Giám mục Nguyễn Thái Hợp, mà trái lại, sau khi Giám mục Nguyễn Thái Hợp có thư gửi HĐGM Việt Nam, ngay trong ngày 18 tháng 9, Tổng Giám mục Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giáo phận Hà Nội, kiêm Chủ tịch HĐGM Việt Nam đã gửi “thư hiệp thông” cho Giám mục Nguyễn Thái Hợp, cả quyết Tổng Giáo phận Hà Nội, “hiệp ý” cùng Giám mục Nguyễn Thái Hợp và Giáo phận Vinh “cầu nguyện cho những anh chị em giáo dân là nạn nhân của vụ việc bạo lực vừa qua”.
Ngày 21 tháng 9, tất cả các giám mục của các giáo phận thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội: Thanh Hóa, Hưng Hóa, Hải Phòng, Thái Bình, Lạng Sơn – Cao Bằng, Bắc Ninh, Phát Diệm, Bùi Chu, đã cùng ký tên vào một “thư hiệp thông” chung, gửi Giám mục Nguyễn Thái Hợp để “chia sẻ những băn khoăn, lo âu với Đức cha và gia đình giáo phận, đồng thời thăm hỏi và cầu nguyện cho các nạn nhân”. Đồng thời “đề nghị chính quyền xử lý nghiêm khắc những cá nhân đã sử dụng bạo lực đối với người dân và có những hành vi xúc phạm niềm tin tôn giáo”.
Trong ngày 21 tháng 9, Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam – dòng tu mà Giám mục Nguyễn Thái Hợp là một thành viên – kêu gọi tất cả mọi người dành ngày 5 tháng 10 để cầu nguyện cho Giám mục Nguyễn Thái Hợp.
Liền sau đó, hồi cuối tuần qua, Linh mục Đoàn của Giáo phận Vinh công bố tuyên bố, với chữ ký của 201 giáo sĩ ở Giáo phận Vinh, bao gồm các giám mục, linh mục đương nhiệm hoặc đã nghỉ hưu.
Theo tuyên bố này, Linh mục Đoàn của Giáo phận Vinh cả quyết vụ đàn áp tại Mỹ Yên là do nhà cầm quyền tổ chức và trực tiếp chỉ đạo, nên họ phải chịu toàn bộ trách nhiệm. Các giám mục, linh mục, giáo dân và nhân dân trong vùng chỉ là nạn nhân của vụ đàn áp nên cần được bảo vệ.
Linh mục Đoàn của Giáo phận Vinh khẳng định sự hiệp thông sâu xa với giám mục của mình để bảo vệ sự thật, lên án bạo quyền và bảo vệ dân lành. Linh mục Đoàn của Giáo phận Vinh nhấn mạnh sẽ không ngừng yêu cầu nhà cầm quyền làm rõ trách nhiệm của các cán bộ và cơ quan liên quan đến vụ việc, đồng thời trả tự do cho các ông Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải.
Linh mục Đoàn của Giáo phận Vinh cho rằng, việc tùy tiện bắt ông Ngô Văn Khởi và ông Nguyễn Văn Hải ngày 27 tháng 6 không chỉ vô căn cứ, mà còn trái với qui định của Luật Tố tụng hình sự, phi đạo đức và trái truyền thống nhân ái của dân tộc.
Bây giờ, Tổng Thư ký HĐGM Việt Nam đến thăm cả Giám mục Nguyễn Thái Hợp ở Tòa Giám mục Xã Đoài, lẫn giáo dân giáo xứ Mỹ Yên, rồi dâng lễ, cầu nguyện tại Linh địa Trại Gáo. Trong thánh lễ tại Linh địa Trại Gáo, Giám mục Hoàng Văn Đạt, Tổng thư ký HĐGM Việt Nam cho biết, “các giám mục miền Bắc cũng như các giám mục trong HĐGM Việt Nam đều tìm được tiếng nói chung về vụ việc này”.
Phái đoàn CSVN vội vã sang Vatican gặp Đức ông Antoine Camilleri, Thứ trưởng Ngoại giao để “méc” Tòa Thánh vụ việc ở giáo xứ Mỹ Yên theo kịch bản nhà nước dựng ra, vu vạ giáo dân và quý vị chủ chăn giáo phận Vinh. (Hình: TTXVN) |
Có thể vì không răn đe được giám mục, linh mục và giáo dân Vinh cũng như không thể tác động đến HĐGM Việt Nam nên chế độ Hà Nội chuyển hướng, tìm cách tác động đến Vatican. Tuần trước, Thông tấn xã CSVN loan báo rộng rãi việc chế độ Hà Nội cử một phái đoàn thăm Vatican.
Trong khi hệ thống truyền thông Việt Nam đồng loạt nhấn mạnh “Tòa thánh Vatican mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ với Việt Nam, đồng thời cho rằng các giáo dân Việt Nam cần phải tôn trọng chính quyền và chấp hành tốt các chính sách pháp luật của Việt Nam”, thì Viet Catholic News đã thực hiện một cuộc điều tra riêng và khẳng định, chuyến thăm Vatican của phái đoàn Việt Nam chỉ là “thăm hữu nghị”.
Theo Viet Catholic News, phái đoàn Việt Nam đến Vatican chỉ nhằm trao đổi thông tin về hiện tình ở Giáo phận Vinh và các sự kiện liên quan tới Dòng Chúa Cứu thế và trong thực tế, không hề có buổi đàm phán chính thức nào giữa Vaitican với phái đoàn Việt Nam, nên sau cuộc gặp không có thông cáo chính thức nào.
Trong cuộc gặp không chính thức với các viên chức Vatican, phái đoàn Việt Nam muốn Tòa Thánh can thiệp với Giáo phận Vinh, song phía Tòa Thánh xác định cần phải nghe thêm thông tin từ phía Giáo hội Công giáo Việt Nam và từ vị đại diện không thường trú tại Việt Nam của Tòa Thánh. (G.Đ.)
Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013
Thư Hiệp Thông với Giáo phận Vinh của Đức TGM Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, TGP. HUẾ
9/24/2013 7:28:19 AMCộng đồng Dân Chúa Tổng Giáo phận Huế xin hiệp ý cầu nguyện cho Quý Đức Cha và toàn thể Giáo phận Vinh được tràn đầy ơn khôn ngoan và sức mạnh của Chúa Thánh Thần để vượt qua những khó khan trong thời điểm hiện tại.
Đức TGM. Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, TGP. Huế
GP.VINH: Đức cha Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam thăm Giáo phận Vinh
9/23/2013 6:34:41 PMĐức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám mục Giáo phận Bắc Ninh, Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam, đã đến thăm Giáo phận Vinh vào chiều hôm qua 22/9/2013.
Đúng 18 giờ, ngài đến thăm hỏi giáo dân Mỹ Yên và cầu nguyện tại Linh địa Trại Gáo. Cùng đi với Đức cha Cosma có Đức cha Phaolô, cha quản lý TGM Antôn Trần Văn Công, cha chánh Văn phòng TGM Phaolô Nguyễn Văn Hiểu, cha Phó chánh Văn phòng Phêrô Nguyễn Đoài.
Đây là cử chỉ biểu tỏ tình hiệp thông liên đới của Hội đồng Giám mục Việt Nam đối với Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Đức cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên cùng toàn thể cộng đồng dân Chúa trong Giáo phận Vinh, đặc biệt là hiệp thông cầu nguyện cho bà con giáo dân giáo xứ Mỹ Yên đã và đang trải qua giai đoạn khó khăn thử thách.
Sáng ngày 23/9/2013, Đức cha Tổng Thư ký đã chủ sự thánh lễ cầu bình an cho Giáo phận Vinh. Cùng đồng tế với ngài, có Đức cha Phaolô và các cha ở Tòa Giám mục.
Trong lời chia sẻ, Đức cha chủ tế nói: "Bản thân tôi và Giáo phận Bắc Ninh luôn luôn ở bên cạnh Đức cha Phaolô và giáo phận Vinh, bây giờ thì có mặt thể lý, còn lúc khác thì có mặt cách thiêng liêng."
Vị Tổng Thư ký nói rằng các giám mục miền Bắc cũng như các giám mục trong Hội đồng Giám mục đều tìm được tiếng nói chung về vụ việc này.
"Nghĩ về vụ Mỹ Yên, tôi nhớ đến một đề thi tốt nghiệp thời đệ nhất cấp cách đây khoảng 40 năm: "Em hãy bình luận câu 'Sự thật thắng gian dối, đạo đức thắng tội ác, tình thương thắng hận thù.' Tôi không nhớ mình làm bài như thế nào nhưng càng lớn càng thấy điều đó đúng."
Thời gian này, các Giáo phận, các cộng đồng người Công giáo trong và ngoài nước đã gửi thư hiệp thông với Giáo phận Vinh, nguyện cùng sát cánh với Giáo phận Vinh trong hoàn cảnh đau thương khốn khó này. Những người yêu chuộng công lý và hòa bình cũng đã cảm thông chia sẻ với những đau thương của Giáo phận Vinh bằng những bài viết thể hiện tình hiệp thông sâu sắc, thể hiện khát vọng đấu tranh cho sự thật được sáng tỏ để bình an sớm được lập lại trên giáo xứ Mỹ Yên, để nhà cầm quyền không lạm quyền trong cách hành xử với nhân dân nhưng phải biết tôn trọng nhân phẩm, nhân quyền và quyền tự do tôn giáo. Bởi cách quản trị chà đạp trên các quyền căn bản của con người là đầu mối gây ra những rạn nứt và đổ vỡ khối đại kết trong xã hội.
Hết thảy mọi người, không phân biệt lương dân hay giáo dân, đều mong muốn sống trong an bình, đoàn kết và hòa hợp. Một dân tộc bị xung đột và chia rẽ là một dân tộc đang lâm vào khủng hoảng và là mầm mống triệt tiêu sức mạnh. Trong trường kỳ lịch sử và trong hành trình văn hóa của dân tộc Việt đã chứng minh rõ điều đó.
(WGP.Vinh 23-09-2013)
Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013
Những câu chuyện tại trung tâm hành hương Măng Đen
VRNs (18.9.2013) – Kon Tum – – Hàng chục ngàn người từ khắp các buôn làng, các nơi trong và ngoài tỉnh Kon Tum đã về Măng Đen (thôn Măng Đen, xã Đắk Long, huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum) để tham dự ngày hành hương kính Đức Mẹ Măng Đen do Giáo phận Kon Tum tổ chức vào ngày 17.9 vừa qua.
Bên cạnh những thông tin về ngày hành hương, một số tâm tình của những người con của Mẹ Maria về bên Mẹ trong dịp này, chúng tôi muốn kể lại một vài câu chuyện tai chúng tôi đã nghe và mắt chúng tôi đã nhìn thấy.
Đức Mẹ cụt tay
Bức tượng Đức Mẹ tại Măng Đen có thân hình giống tượng Đức Mẹ Fatima, nhưng phần đầu tượng khi phục chế giống khuôn mặt của một người phụ nữ vùng Tây Nguyên. Chất liệu tượng bằng xi măng, cao 1 mét với hai bàn tay cụt.
Có người từ Sài Gòn lên hành hương kính Mẹ thốt lên: “Sao đức Mẹ lại cụt tay? Sao không đắp gắn tay vào cho Đức Mẹ mà sao mặt đức Mẹ xấu, có vẻ khắc khổ vậy?”
Khi hỏi một số người đến đây hành hương về cảm nhận của họ đối với bức tượng Đức Mẹ Măng Đen, thì không ai cảm thấy “Đức Mẹ Măng Đen xấu là rào cản họ đến với Mẹ”, nhưng chính hình ảnh cụt tay của Mẹ lại đưa họ tới những tâm tình thật sâu sắc.
Khi được hỏi, một anh đang dắt đưa con nhỏ đi theo nói: “Cụt tay thì có vấn đề gì đâu. Mẹ vẫn là Mẹ của mình mà.”
Một người thanh niên đưa ra lời nhận đình: “Đức Mẹ thiếu đôi tay, để mỗi người chúng ta trở thành đôi tay của Mẹ mà đến với anh chị em của mình.”
Trong dịp hành hương này có hơn 300 anh chị em bệnh phong đã đến với Mẹ. Cha tổng đại diện giáo phận Kon Tum Phêrô Nguyễn Vân Đông nói rằng: “Anh chị em bệnh phong khi tới đây thấy Đức Mẹ cụt tay giống họ nên họ đã nhận Đức Mẹ Măng Đen là Đức Mẹ của họ.”
Các nhân chứng
Vào lúc 18 giờ, ngày 16.9, tại lễ đài có chương trình “Cầu nguyện bên Mẹ Maria” do các tu sĩ DCCT đang truyền giáo tại Tây Nguyên phụ trách. Trong chương trình, cha Giuse Trần Sĩ Tín đã mời gọi những ai được ơn của Mẹ Maria hãy tiến lên lễ đài làm chứng cho Mẹ vì “loan báo Tin Mừng là nói về Chúa những gì Chúa đã làm cho mình và do đó, khi kể lại ơn của Mẹ Maria chính là cách thức loan báo Tin Mừng”
Sau lời mời gọi của cha Giuse Sĩ Tín đã có hơn 10 người lên làm chứng về những ơn bản thân, những người thân yêu trong gia đình của mình đã nhận được từ nơi Mẹ Maria (còn nhiều người muốn lên làm chứng nhưng thời gian buổi canh thức đã quá dài.)
Lời chứng để lại ấn tượng với chúng tôi nhất là của một chị thuộc sắc tộc Jarai, chừng 35 đến 40 tuổi gì đó.
Vừa lên lễ đài, cầm Micrô chị đã nghẹn lời khóc không thành tiếng (cha Sĩ Tín đã phải động viên chị). Nói một hồi dài trong nước mắt bằng Tiếng Jarai, chị như qụy xuống hướng về bức ảnh Mẹ Maria trên lễ đài, hướng vào cha Sĩ Tín vái lạy. Chúng tôi chỉ hiểu được câu chuyện của chị sau khi cha Sĩ Tín dịch ra tiếng Kinh. Ngài nói: “Trước đây chị bị bệnh thần kinh. Chị cầu xin Chúa, Chúa cho khỏi, rồi chị lấy chồng được bốn đứa con. Đến khi mang thai đứa thứ năm thì chị đau bụng, nhưng không hiểu đau cái gì. Khi bác sĩ khám cho chị, bác sĩ bảo phải hút đứa trẻ ra. Bây giờ chị buồn và xin Đức Mẹ tha thứ, xin tất cả anh chị em cầu nguyện cho chị để Chúa tha thứ cho chị ấy vì chị đã nghe lời bác sĩ mà hút bỏ đứa con thứ năm của mình”.
Có mặt tại trung tâm hành hương Đức Mẹ Măng Đen, Anh Hưng thuộc Giáo phận Kon Tum,(cách Măng Đen khoảng 60 km) nói với chúng tôi: “nhiều người được ơn Đức Mẹ về phần xác, nhưng theo tôi, ơn phần hồn mới là quan trọng”
Người phụ nữ dân tộc Jarai khóc nức nở, khi lên lễ đài kể lại câu chuyện của mình ( người cầm micro là Cha Giuse Trần Sĩ Tín, CSsR)
Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh
Chắc chắn Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giáo mục Giáo phận Kon Tum không muốn chúng tôi nói về ngài (khi chúng tôi cầm máy quay lại hình ảnh Đức cha đang nhặt rác giữa đường, ngài đã quay lại mắng chúng tôi), nhưng quả thật hình ảnh, những lời nói và việc làm của Đức Giám mục này đã để lại ấn tượng đặc biệt cho chúng tôi.
Sau chương trình diễn nguyện tối 16.9 cũng như trong ngày 17.9, Đức cha Micae nhiều lần nhắc nhở (nói qua Micrô) những người tới hành hương tại linh địa Măng Đen phải giữ gìn vệ sinh môi trường: “Anh chị em đã tới đây và cầu nguyện rất nhiều, điều đó là tốt lắm. Tuy nhiên, anh chị em phải giữ gìn về sinh chung. Không được xả rác, cũng như khi thấy rác dưới chân thì hãy nhặt bỏ vào nơi quy định. Đó chính là cách anh chị em làm chứng về Chúa, là việc loan báo Tin Mừng”. “Để tránh tình trạng kẹt xe, lộn xộn, xin anh chị em hãy đi vào phía tay phải của mình. Hãy đi sát vào phía tay phải.”
Không chỉ nói, chúng tôi đã chứng kiến chính Đức cha Micae đã cúi xuống nhặt từng cọng rác trên đường đi để bỏ vào thùng rác. Trước và sau thánh lễ ngài ra lối đi để hướng dẫn bà con đi bộ: “Bà con đi sát vào phía tay phải để nhường đường cho xe đi, tránh bị ùn tắc.”
Trong khi một số xe của ban tổ chức dán logo “về với Mẹ Măng Đen” có thể tiến vào sát khu vực linh địa Măng Đen, thì sáng ngày 17.9, Đức giám mục Micae đã cho xe của mình dừng tại khu vực để xe ô tô như những đoàn hành hương bình thường (cách linh địa Măng Đen hơn 3 km) để đi bộ như bao người con của Mẹ từ các buôn làng về với Mẹ Măng Đen. Một người khi thấy vị Giám mục này đi bộ xa như vậy đã chạy theo hỏi: Tại sao Đức cha lại muốn đi bộ tiến vào trung tâm hành hương? Vị Giám mục này trở lời: “Tôi muốn đi bộ vì hành hương là đi mà. Đi bộ để có thể nói chuyện với mọi người, để có thể đọc kinh cầu nguyện với Đức Mẹ.”
Có nhiều tấm bạt lớn được dựng lên nhưng riêng khu vực dâng thánh lễ lại không có. Vì vậy, khi các linh mục và lúc Đức cha cử hành thánh lễ trên lễ đài, các ngài đều để đầu trần dưới trời mưa. Có lẽ không phải ban tổ chức không để ý, nhưng với một tâm tình yêu thương đoàn chiên, Đức cha Micae muốn dành những phần tốt nhất cho con cái mình trong ngày về bên Mẹ.
Một anh lái xe đưa đoàn chúng tôi đi nói về vị chủ chăn của mình: “Ngài đơn giản và thương bà con người thượng lắm!”
Bà con người dân tộc thiểu số
Đến với Đức Mẹ Măng đen vào dịp hành hương này, chúng tôi không khỏi thấy xấu hổ khi chứng kiến lòng tin, ý thức cộng đồng nơi anh chị em người dân tộc thiểu số.
Chứng kiến từng đoàn, từng gia đình anh chị em người dân tộc thiểu số đi bộ, tay sách đồ, lưng bồng con tiến về bên Mẹ Maria Măng Đen làm chúng tôi nhớ tới cảnh gia đình của Mẹ Maria xưa đi hành hương từ Nagiarét lên Giêrusalam. Nhưng quan sát thấy những anh chị em này trật tự, đi gọn sát đường, không vứt rác ra ngoài nơi quy định, chúng tôi lại khâm phục những anh chị em này biết bao. (bằng chứng là, mặc dù đường xá, nhiều khu vực tại trung tâm Măng Đen bị lầy nhưng không có cảnh xả rác như một số nơi hành hương khác.”
Khi đã tới trung tâm hành hương Măng Đen, những anh chị em dân tộc thiểu số bất chấp thời tiết mưa, chỗ đứng, chỗ ngồi chật chội, vẫn sốt sắng, nhiệt thành cầu nguyện với Đức Mẹ qua việc tham dự lần chuỗi Mân Côi, thánh lễ cũng như các lễ nghi khác. Những khuôn mặt hiện lên vẻ khắc khổ do cuộc sống vất sốt sắng, chăm chú cầu nguyện với Mẹ.
Có lẽ chứng kiến những hình ảnh đó, chị Luyện ở Phú Quang, Gia Lai (cách Măng Đen hơn 100 km) đã nói với chúng tôi: “Mặc dù đi xa vất vả, nhưng khi tới đây, thấy nhiều người, tôi mới thấy Đức Mẹ thương mình. Thấy ơn đức tin mạnh mẽ nơi nhiều anh chị em”
Tên gọi, thùng tiền và quán ăn
Những ai về trung tâm hành hương Măng Đen trong dịp này sẽ không thấy xuất hiện cụm từ “hành hương” hay “trung tâm hành hương”, thay vào đó là những cụm từ “Về với Mẹ Măng Đen” hay “Đến với Mẹ Măng Đen”. Đưa thắc mắc này ra hỏi nhiều người, thì được biết: chính quyền huyện Kon Plông không cho dùng cụm từ “hành hương” hay “trung tâm hành hương” vì họ không công nhận khu vực tượng Đức Mẹ Măng Đen là “trung tâm hành hương” và cũng không công nhận những người tới khu vực này là đang “đi hành hương”.
Tại trung tâm hành hương Măng Đen, nhiều người thắc mắc, trung tâm nào cũng đặt thùng tiền dâng cúng, tại sao tại trung tâm hành hương này không có thùng tiền nào? Tìm hiều câu chuyện này, nghe đâu chính quyền tỉnh Kon Tum không cho đặt thùng tiền vì khu vực Đức Mẹ Măng Đen “không phải là cơ sở tôn giáo” và “đề nghị Tòa giám mục Kon Tum viết đơn xin dâng cúng để tỉnh cho phép”.
Liên quan đến tiền, chúng tôi tìm hiểu thêm thì được biết, hành chục cửa hàng bán đồ ăn thức uống và các dịch vụ khác xung quanh trung tâm hành hương Măng Đen đều do Công ty Du lịch Sài gòn Măng Đen và chính quyền huyện Kon Plông cho thuê với giá từ 6 trăm ngàn đồng đến 2 triệu đồng một gian hàng.
Các bãi xe gắn máy cũng như ô tô cũng do chính quyền huyện Kon Plông và Công ty Du lịch Sài gòn Măng Đen kết hợp quản lý và thu tiền. Giá xe gắn máy 5.000 đồng, xe ô tô từ 4 chỗ tới 16 chỗ 20.000 đồng và trên 16 chỗ 30.000 đồng.
Có thể kể thêm nhiều câu chuyện khác trong ngày hành hương tại trung tâm hành hương Măng Đen, nhưng chúng tôi muốn dừng lại đây bằng tâm tình của những lời trong bài hát “Mẹ Núi Rừng” (Tập bài hát dành cho thánh lễ lúc 6 giờ sáng ,17.9 của anh chị em sắc tội thiểu số): “Mẹ là hoa núi rừng, Mẹ Maria. Con ngợi ca kính mừng, ôi Mẹ của con. Con người dân tộc, đơn độc khổ đau, xin ẩn náu nơi Mẹ, ôi Mẹ của con, ôi Mẹ Măng Đen, ôi Mẹ vinh quang, ôi Mẹ muôn ơn, ôi Mẹ yêu thương.”
Nhóm PV.VRNs tại Kon Tum
Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013
Ba ngàn giáo dân đến Mỹ Yên cầu nguyện cho các tín hữu
Thánh lễ ngày 16/09/2013 tại Đền thánh Antôn Trại Gáo, giáo xứ Mỹ Yên, thuộc giáo phận Vinh, Việt Nam.
Sáng ngày 16/09/2013, Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp cùng với 200 linh mục giáo phận Vinh và hơn 3.000 giáo dân đã đến địa điểm hành hương ở Trại Gáo thuộc giáo xứ Mỹ Yên để làm lễ cầu nguyện cho các giáo dân bị trấn áp, cũng như một nền công lý và hòa bình đích thực cho đất nước.
Được biết, sự hiện diện của Đức Giám mục giáo phận cùng với hai Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Viên, Phaolô Maria Cao Đình Thuyên cùng đông đảo các linh mục và giáo dân nhằm mục đích, trước hết là lên án hành vi đàn áp của chính quyền tỉnh Nghệ An trong hai ngày 4 và 5/9 vừa qua tại giáo xứ Mỹ Yên thuộc giáo phận Vinh. Tiếp đến là tố cáo truyền thông Nhà nước xuyên tạc sự thật trong vụ Mỹ Yên, và kêu gọi mọi người tiếp tục cầu nguyện cho các nạn nhân, cầu cho đất nước sớm có được một nền công lý và hòa bình đích thực.
Trả lời RFI Việt ngữ qua điện thoại, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận Vinh đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam cho biết:
GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp: Trước hết, đó là hành động liên đới giữa các linh mục trong giáo phận. Khoảng 200 linh mục về đó để cầu nguyện tại đền thánh Antôn, là một trung tâm hành hương của giáo phận, để liên đới với giáo xứ Mỹ Yên, và đặc biệt với những nạn nhân của vụ bạo lực ngày 4/9. Và sau đó các linh mục cũng thảo luận để trả lời một lá thư của ông Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Thái Văn Hằng gởi cho Đức Tổng giám mục Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng giám mục Việt Nam, đồng thời gởi bản sao cho các linh mục trong giáo phận Vinh.
Chính vì vậy trong buổi gặp gỡ đó, các linh mục cũng đã soạn một văn bản, có lẽ là trong nay mai sẽ công bố. Sau đó là cầu nguyện, hiệp thông với giáo xứ, cũng như với các nạn nhân ở Mỹ Yên.
Trại Gáo là trung tâm hành hương kính Thánh Antôn của giáo phận Vinh. Có những buổi lễ lên đến 30.000 người, thành thử số người đến Trại Gáo rất đông.
RFI: Thưa Đức cha, bên cạnh việc cầu nguyện cho các nạn nhân, còn có mục đích phản đối lại các phương tiện truyền thông của Nhà nước…
Vâng, họ đã vu khống, đưa một số tin tức không đúng sự thật. Một lần nữa chúng tôi rất lấy làm đau buồn là trong thời đại chúng ta mà nhà cầm quyền vẫn tiếp tục đưa những thông tin sai lạc. Trong khi thế giới chúng ta đang tiến dần đến mục tiêu trong sáng, chính xác về thông tin.
RFI: Thưa Đức cha, buổi lễ hôm nay có gặp khó khăn gì không?
Không, không gặp khó khăn gì. Chúng tôi làm trong tinh thần tôn giáo. Sau khi phân tích lá thư, cũng có những văn bản mà các linh mục thảo luận với nhau, rồi sau đó phần cầu nguyện thuần túy tôn giáo.
RFI: Thưa cha, còn các nạn nhân hôm trước bị hành hung bây giờ như thế nào?
Cám ơn Chúa, cám ơn Người, hôm nay đa số đã bình phục rồi! Tôi cũng lấy làm lạ là một số người bình phục nhanh như vậy. Một số thì phải tái khám để xem, nhất là những người bị chấn thương sọ não, mà chúng tôi hy vọng họ sẽ vượt qua những khó khăn đó.
Ba nạn nhân nặng nhất, đặc biệt là một em 17, 18 tuổi, rồi một ông chủ nhà và một người nữa, chúng tôi có gửi lẵng hoa – lẵng hoa mà cộng đồng dành cho ba giám mục chúng tôi – cho ba nạn nhân bị thương ở sọ.
Người Công giáo chúng tôi thì luôn luôn cầu nguyện cho công lý và hòa bình. Cũng luôn luôn muốn tình hình được mỗi ngày một bình yên hơn, và trở lại cuộc sống bình thường. Nhưng rất nhiều lần cây muốn lặng mà gió thì chẳng ngừng.
Chính vì vậy chúng tôi cầu nguyện, và xin cũng cầu nguyện cho chúng tôi, cho đồng bào ở đây được an bình, an cư lạc nghiệp. Và những khó khăn mà có lẽ không nên có trong thế giới hôm nay chóng được vượt qua.
RFI: RFI Việt ngữ xin rất cảm ơn Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp Giám mục giáo phận Vinh.
Được biết, sự hiện diện của Đức Giám mục giáo phận cùng với hai Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Viên, Phaolô Maria Cao Đình Thuyên cùng đông đảo các linh mục và giáo dân nhằm mục đích, trước hết là lên án hành vi đàn áp của chính quyền tỉnh Nghệ An trong hai ngày 4 và 5/9 vừa qua tại giáo xứ Mỹ Yên thuộc giáo phận Vinh. Tiếp đến là tố cáo truyền thông Nhà nước xuyên tạc sự thật trong vụ Mỹ Yên, và kêu gọi mọi người tiếp tục cầu nguyện cho các nạn nhân, cầu cho đất nước sớm có được một nền công lý và hòa bình đích thực.
Trả lời RFI Việt ngữ qua điện thoại, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận Vinh đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam cho biết:
GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp: Trước hết, đó là hành động liên đới giữa các linh mục trong giáo phận. Khoảng 200 linh mục về đó để cầu nguyện tại đền thánh Antôn, là một trung tâm hành hương của giáo phận, để liên đới với giáo xứ Mỹ Yên, và đặc biệt với những nạn nhân của vụ bạo lực ngày 4/9. Và sau đó các linh mục cũng thảo luận để trả lời một lá thư của ông Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Thái Văn Hằng gởi cho Đức Tổng giám mục Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng giám mục Việt Nam, đồng thời gởi bản sao cho các linh mục trong giáo phận Vinh.
Chính vì vậy trong buổi gặp gỡ đó, các linh mục cũng đã soạn một văn bản, có lẽ là trong nay mai sẽ công bố. Sau đó là cầu nguyện, hiệp thông với giáo xứ, cũng như với các nạn nhân ở Mỹ Yên.
Trại Gáo là trung tâm hành hương kính Thánh Antôn của giáo phận Vinh. Có những buổi lễ lên đến 30.000 người, thành thử số người đến Trại Gáo rất đông.
RFI: Thưa Đức cha, bên cạnh việc cầu nguyện cho các nạn nhân, còn có mục đích phản đối lại các phương tiện truyền thông của Nhà nước…
Vâng, họ đã vu khống, đưa một số tin tức không đúng sự thật. Một lần nữa chúng tôi rất lấy làm đau buồn là trong thời đại chúng ta mà nhà cầm quyền vẫn tiếp tục đưa những thông tin sai lạc. Trong khi thế giới chúng ta đang tiến dần đến mục tiêu trong sáng, chính xác về thông tin.
RFI: Thưa Đức cha, buổi lễ hôm nay có gặp khó khăn gì không?
Không, không gặp khó khăn gì. Chúng tôi làm trong tinh thần tôn giáo. Sau khi phân tích lá thư, cũng có những văn bản mà các linh mục thảo luận với nhau, rồi sau đó phần cầu nguyện thuần túy tôn giáo.
RFI: Thưa cha, còn các nạn nhân hôm trước bị hành hung bây giờ như thế nào?
Cám ơn Chúa, cám ơn Người, hôm nay đa số đã bình phục rồi! Tôi cũng lấy làm lạ là một số người bình phục nhanh như vậy. Một số thì phải tái khám để xem, nhất là những người bị chấn thương sọ não, mà chúng tôi hy vọng họ sẽ vượt qua những khó khăn đó.
Ba nạn nhân nặng nhất, đặc biệt là một em 17, 18 tuổi, rồi một ông chủ nhà và một người nữa, chúng tôi có gửi lẵng hoa – lẵng hoa mà cộng đồng dành cho ba giám mục chúng tôi – cho ba nạn nhân bị thương ở sọ.
Người Công giáo chúng tôi thì luôn luôn cầu nguyện cho công lý và hòa bình. Cũng luôn luôn muốn tình hình được mỗi ngày một bình yên hơn, và trở lại cuộc sống bình thường. Nhưng rất nhiều lần cây muốn lặng mà gió thì chẳng ngừng.
Chính vì vậy chúng tôi cầu nguyện, và xin cũng cầu nguyện cho chúng tôi, cho đồng bào ở đây được an bình, an cư lạc nghiệp. Và những khó khăn mà có lẽ không nên có trong thế giới hôm nay chóng được vượt qua.
RFI: RFI Việt ngữ xin rất cảm ơn Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp Giám mục giáo phận Vinh.
Thụy My
Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013
Đức Thánh Cha nhận quà của một cha sở
9/11/2013 6:44:56 PMHôm Thứ bảy Đức Bergoglio đã được ghi hình khi đang bước vào một chiếc Renault 4 do một linh mục quản xứ ở thành phố Verona, Ý trao tặng.
Tấm hình cũng được phổ biến giống như tấm hình nổi tiếng chụp Đức Thánh Cha đang lên máy bay để bay đến Rio de Janeiro tay mang xách hành lý của mình. Chiều thứ bảy vừa qua (7-9) Đức Phanxicô được chụp hình khi đang bước vào một chiếc Renault 4 cũ màu trắng. Một chiếc popemobile (xe của giáo hoàng) đơn sơ khác của Đức Thánh Cha chăng? Tờ tuần báo Công giáo Famiglia Cristiana tiết lộ cho biết tại sao cảnh chụp Đức Bergoglio đang bước vào chiếc Renault được bấm máy.
Chiếc xe trong câu chuyện là một chiếc Renault 4 đời 1984, với bảng số đăng ký Ý Verona 779684. Tờ tạp chí viết, “Điều tuyệt vời là chiếc xe đó có lịch sử của những cuộc hành trình từ thiện dài 300 ngàn km trên đồng hồ”. Chiếc xe đó của cha Renzo Zooca, linh mục quản xứ họ Thánh Lucia thành Pescantina ở thành phố Verona miền Bắc Ý. “Nó đang nằm trong một ga-ra trông có vẻ hơi chợt vẹt, dầu vậy vị linh mục cũng đã cho nó được kiểm tra lại và được đăng ký như là một chiếc xe đời cũ”. Cha Renzo, người sẽ được 70 tuổi vào tháng 11 nầy, đã phục vụ với tư cách cha sở của một giáo xứ vùng ngoại vi, vị sáng lập của hợp tác xã Àncora Ý, cung cấp việc làm và sự giúp đỡ cho nhiều người dân. Vùng ngoại vi của ngài là khu ngoại ô của giới lao động của Saval ở Verona , ngài làm cha sở ở đó trong suốt thập niên 80.”
Cha Renzo đã đấu tranh không vũ khí chống lại những kẻ buôn bán ma túy đang hủy hoại đời sống của các thành viên trẻ tuổi trong đoàn chiên của ngài và họ đã gởi tới ngài những lời hăm dọa giết hại. Nhưng ngài vẫn tiếp tục, ngay cả khi đã bị chúng đâm bằng dao. “Tôi đã muốn là một hiện thân của khu chung cư trong giáo xứ ngoại vi đó, nó là cuộc sống của tôi: tôi đã sống 25 năm ở đó. Anh tôi và tôi đã sống trong căn nhà 9 tầng: tôi thường nói đùa rằng nhà xứ của tôi cao nhất trên toàn nước Ý.” Người ta tặng cho ngài Chiếc Renault 4 màu trắng. “Cha Renzo dùng chiếc xe 800 phân khối, 30 ngựa ít tốn xăng đó, với cần tay ga 4 số gần tay lái và các chổ ngồi như ghế bàn giấy, để lên xuống vùng ngoại ô, cũng như thăm viếng các khu vực ngoài giáo xứ của ngài: những cuộc cắm trại mùa hè của trường, những cuộc diễn thuyết, các trung tâm đón tiếp, thung lũng Aosta, Dolomites, Roma, v.v… Cuối cùng ngài có được 300 ngàn km trên đồng hồ” và ngài không bao giờ để nó chạy trên đường nữa…
Cha Zocca đã viết thư cho Đức Phanxicô để chia sẻ kinh nghiệm và tặng ngài một món quà: chiếc Renault 4. Đức Thánh Cha đã gọi điện cho vị linh mục lúc 10 giở 19 phút sáng 10 tháng 8. Các ngài nói chuyện về nhiệm vụ ở các khu ngoại vi một lúc. “Tôi nói với ngài tôi muốn ngài nhận chiếc xe đó. ‘Cha có chắc không?’ Ngài hỏi. ‘Có thật là cha muốn tặng tôi chiếc xe đó không? Có lẽ cha nên cho người nghèo thì thì tốt hơn chăng?’ Tôi nói với ngài chiếc xe đó đã làm rất nhiều việc cho người nghèo và nay đã đến lúc nó đến với Đức Thánh Cha và trong lúc cao hứng tôi đã lên tiếng mà không có ý gì. Ngài hỏi tôi ‘Cha có chiếc xe khác chưa?’ Khi tôi nói đã có một chiếc xe mới, Đức Thánh Cha đã đồng ý. Chúng tôi đồng thuận là tôi sẽ chuyển giao chiếc Renault cho ngài vào ngày Thứ bảy 7-9, ngày canh thức cho hòa bình ở
Chiếc Renault 4 đã được đại tu và sáng bóng rất đẹp được chở tới
(XT, XBVN 11-09-2013/ Vaticaninsider)
Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013
Đức Thượng phụ Gregory III: “Tấn công Syria theo kế hoạch của Mỹ là một hành vi tội ác”
EMTY (ROMA, 28-8-2013, Vatican Insider) – “Chúng ta phải lắng nghe lời kêu gọi của Đức Thánh Cha cho hoà bình ở Syria. Nếu các nước phương Tây muốn tạo ra nền dân chủ thực sự thì họ phải xây dựng nó trên sự hoà giải, thông qua sự đối thoại giữa Kitô hữu và người Hồi giáo chứ không phải bằng vũ khí. Cuộc tấn công được Hoa Kỳ lên kế hoạch này là một hành vi tội ác, sẽ chỉ làm tăng thêm nhiều nạn nhân hơn vào số hàng chục ngàn nạn nhân suốt 2 năm chiến tranh vừa qua. Điều này sẽ phá huỷ lòng tin của thế giới Ả Rập vào phương Tây”, Gregory III Laham, Đức Thượng phụ Antioch của Đông phương, Alexandria và Jerusalem của Giáo hội Melkite nói với AsiaNews.
Lời thỉnh cầu của Đức Thượng phụ đưa ra “chỉ vài giờ sau khi tin đồn về khả năng Hoa Kỳ tấn công Damascus. Cuộc can thiệp được hỗ trợ bởi các nước khác như Pháp, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên đoàn Ả Rập. Vị lãnh đạo tinh thần đã gửi lời thỉnh cầu của Đức Thánh Cha Phanxicô đề ngày 25-8 tới tất cả các giáo xứ của Syria”.
“Tiếng nói của các Kitô hữu” - Đức Thượng phụ nói - “là của Đức Thánh Cha. Vào thời điểm này, chúng ta phải thực tế. Syria cần sự ổn định và một cuộc tấn công vũ trang chống lại chính phủ thực sự không có ý nghĩa gì cả...”
“Điều gì hoặc ai đã dẫn Syria tới làn ranh đỏ này, làn ranh không thể quay trở lại? Ai đã tạo ra địa ngục này khiến người dân chúng tôi phải sống trong tình trạng này nhiều tháng qua?”, Đức Thượng phụ Gregory III đặt câu hỏi trong lời thỉnh cầu. “Mỗi ngày” - ngài giải thích - “những kẻ cực đoan Hồi giáo từ khắp nơi trên thế giới đang đổ vào Syria với mục đích duy nhất là để tiêu diệt và không một quốc gia nào đã thực hiện bất cứ điều gì để ngăn chặn chúng, ngay cả khi Mỹ quyết định gửi thêm vũ khí”.
Vị giám chức nhấn mạnh rằng cuộc tấn công dự kiến của Mỹ trước hết sẽ ảnh hưởng đến dân số Syria và cũng không kém phần nghiêm trọng so với việc sử dụng vũ khí hoá học.
Theo Đức Thượng phụ, các nước phương Tây tiếp tục hỗ trợ một phe đối lập không tồn tại, là phe phái không có thẩm quyền ở Syria. “Mọi chuẩn bị cho Hội nghị Geneva lần thứ hai đã bị đình chỉ. Từ “đối thoại” hiện nay đã rơi vào quên lãng. Trong nhiều tháng các nước phương Tây đã lãng phí thời gian cho các cuộc thảo luận, trong khi người dân phải chết dưới bom đạn của Assad và bởi các cuộc tấn công của Hồi giáo cực đoan al-Qaeda.”
Đức Thượng phụ Gregory III cảnh báo rằng một chiến thắng có thể có của người Hồi giáo sẽ cho ra đời một quốc gia phân rẽ thành những cộng đồng nhỏ, đẩy các Kitô hữu vào nhóm thiểu số. “Cộng đồng của chúng tôi ngày càng bị giảm đi. Giới trẻ đang chạy trốn, các gia đình rời bỏ nhà cửa và làng mạc của họ.”
Theo vị giám chức, “việc các Kitô hữu biến mất là mối nguy hiểm không chỉ cho Syria, mà còn cho toàn châu Âu”. “Sự hiện diện của chúng tôi là điều kiện cần thiết cho một Hồi giáo ôn hoà, vốn tồn tại nhờ các Kitô hữu. Nếu chúng ta bỏ đi thì không thể có dân chủ ở Syria. Điều này cũng được hỗ trợ bởi chính những người Hồi giáo, những người vốn lo sợ sự điên rồ của Hồi giáo. Nhiều người nói rằng họ không thể sống nơi không có người Kitô hữu.”
Lời thỉnh cầu của Đức Thượng phụ đưa ra “chỉ vài giờ sau khi tin đồn về khả năng Hoa Kỳ tấn công Damascus. Cuộc can thiệp được hỗ trợ bởi các nước khác như Pháp, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên đoàn Ả Rập. Vị lãnh đạo tinh thần đã gửi lời thỉnh cầu của Đức Thánh Cha Phanxicô đề ngày 25-8 tới tất cả các giáo xứ của Syria”.
“Tiếng nói của các Kitô hữu” - Đức Thượng phụ nói - “là của Đức Thánh Cha. Vào thời điểm này, chúng ta phải thực tế. Syria cần sự ổn định và một cuộc tấn công vũ trang chống lại chính phủ thực sự không có ý nghĩa gì cả...”
“Điều gì hoặc ai đã dẫn Syria tới làn ranh đỏ này, làn ranh không thể quay trở lại? Ai đã tạo ra địa ngục này khiến người dân chúng tôi phải sống trong tình trạng này nhiều tháng qua?”, Đức Thượng phụ Gregory III đặt câu hỏi trong lời thỉnh cầu. “Mỗi ngày” - ngài giải thích - “những kẻ cực đoan Hồi giáo từ khắp nơi trên thế giới đang đổ vào Syria với mục đích duy nhất là để tiêu diệt và không một quốc gia nào đã thực hiện bất cứ điều gì để ngăn chặn chúng, ngay cả khi Mỹ quyết định gửi thêm vũ khí”.
Vị giám chức nhấn mạnh rằng cuộc tấn công dự kiến của Mỹ trước hết sẽ ảnh hưởng đến dân số Syria và cũng không kém phần nghiêm trọng so với việc sử dụng vũ khí hoá học.
Theo Đức Thượng phụ, các nước phương Tây tiếp tục hỗ trợ một phe đối lập không tồn tại, là phe phái không có thẩm quyền ở Syria. “Mọi chuẩn bị cho Hội nghị Geneva lần thứ hai đã bị đình chỉ. Từ “đối thoại” hiện nay đã rơi vào quên lãng. Trong nhiều tháng các nước phương Tây đã lãng phí thời gian cho các cuộc thảo luận, trong khi người dân phải chết dưới bom đạn của Assad và bởi các cuộc tấn công của Hồi giáo cực đoan al-Qaeda.”
Đức Thượng phụ Gregory III cảnh báo rằng một chiến thắng có thể có của người Hồi giáo sẽ cho ra đời một quốc gia phân rẽ thành những cộng đồng nhỏ, đẩy các Kitô hữu vào nhóm thiểu số. “Cộng đồng của chúng tôi ngày càng bị giảm đi. Giới trẻ đang chạy trốn, các gia đình rời bỏ nhà cửa và làng mạc của họ.”
Theo vị giám chức, “việc các Kitô hữu biến mất là mối nguy hiểm không chỉ cho Syria, mà còn cho toàn châu Âu”. “Sự hiện diện của chúng tôi là điều kiện cần thiết cho một Hồi giáo ôn hoà, vốn tồn tại nhờ các Kitô hữu. Nếu chúng ta bỏ đi thì không thể có dân chủ ở Syria. Điều này cũng được hỗ trợ bởi chính những người Hồi giáo, những người vốn lo sợ sự điên rồ của Hồi giáo. Nhiều người nói rằng họ không thể sống nơi không có người Kitô hữu.”
Hùng Nguyễn
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)