7/3/2014 11:22:49 PMTrên thế giới, người Công Giáo phải đối mặt với những trở ngại lớn nhất đó là ở Bắc Triều Tiên.
Bất kỳ những ai còn là Kitô hữu đều phải giấu đức tin của mình. Họ bị bách hại kể từ khi kết thúc Thế chiến II, mặc dù điều đó không phải luôn như vậy.
Bà Marta Petrosillo, Viện trợ Giáo Hội Khó khăn, cho biết:
“Năm 1945, khi bắt đầu sự phân chia hai miền Triều Tiên, Bình Nhưỡng được biết đến như một Jerusalem của Đông Á. Có khoảng 50.000 người Công giáo sống ở đó.”
Kể từ đó, tình hình đã thay đổi đột ngột. Ngày nay, Bắc Triều Tiên buộc phải tuân theo sự sùng bái tuyệt đối dưới sự cầm quyền của gia đình trị họ Kim, đã nắm quyền lực từ thập niên 1940.
Bất kỳ tôn giáo nào khác cũng bị loại trừ. Người ta tin rằng có khoảng 10.000 người Công giáo vẫn còn sống ở đất nước này. Nhưng phần lớn là người già.
Theo những báo cáo, một phần tư các Kitô hữu còn ở lại đã bị bắt giữ và đưa vào các trại lao động, sống trong điều kiện không giống con người và thậm chí còn bị tra khảo đánh đập. Tất cả những người khác đã buộc phải chạy trốn hoặc giấu đức tin của mình để tránh bị bách hại.
Tượng hai vị lãnh tụ đã khuất của Bắc Hàn tại đài tưởng niệm Mansudae
Bà Marta Petrosillo, Viện trợ Giáo Hội Khó khăn, cho biết thêm:
“Một số người tị nạn Bắc Triều Tiên kể cho chúng tôi rằng những người phụ nữ cao tuổi ngồi thành một vòng tròn vào ban đêm và đếm những đậu, như một cách để đọc kinh Mân Côi.”
Tổ chức Viện trợ cho Giáo Hội Khó khăn, giúp các Kitô hữu bị bắt bớ, cho biết tình hình ở Bắc Triều Tiên nằm trong tình trạng nghiêm ngặt nhất và được biết đến ít nhất. Sự bưng bít và cách ly của chế độ gây khăn khó khăn trong việc nắm bắt đầy đủ về thực tế mà các Kitô hữu phải đối mặt ở Vương quốc Khổ hạnh này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét